• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Giao thông 24h

Nhiều “xe tải thí điểm” độn nhíp, gia cố thùng

12/05/2016, 16:33

Hầu hết xe được gia cố thùng chở hàng, độn nhíp, tăng chiều cao, lắp thêm thùng đựng đồ để tăng sức chở.

IMG_0043 (1)

Ước tính có khoảng 2.800 xe thí điểm đã được cấp biển số hoạt động tại TP.HCM (ảnh: một xe đang được kiểm định tại Trung tâm đăng kiểm tại Tp.HCM)

Ngày 12/5, ông Đặng Trần Khanh, Phó trưởng Phòng Kiểm định xe cơ giới Cục Đăng kiểm VN cho biết, kết quả khảo sát 1 tháng cho thấy rất ít “xe tải thí điểm” vào kiểm định. Loại xe này vốn phổ biến ở phía Nam, nhỏ gọn và có hình dạng như ô tô (được gọi là xe chở hàng 4 bánh có gắn động cơ) trước đây thí điểm để thay thế xe lôi, xe ba gác. Tiêu chuẩn xe là không quá giới hạn: dài 3,5m, rộng 1,5m, cao 2m; xe không có hàng không nặng quá 550kg.

Cụ thể,  từ 11/4-11/5/2016, tổng số có 42 xe vào kiểm định và chỉ 17 xe đạt tiêu chuẩn tại Thông tư số 16 ngày 13/5/2014 của Bộ trưởng Bộ GTVT (quy định về điều kiện đối với xe chở hàng bốn bánh có gắn động cơ và người điều khiển tham gia giao thông đường bộ). Trong đó: TP.HCM 31 xe, Tây Ninh 8 xe, Bình Dương 2 xe, Hà Nội 1 xe.

Nguyên nhân chủ yếu khiến xe không đạt tiêu chuẩn kỹ thuật là do đã bị cải tạo nên khối lượng xe thường ở mức 640kg-780 kg, vượt quá mức 550kg được quy định tại Thông tư 16. Lý do là trong quá trình đưa vào sử dụng, hầu hết xe được gia cố thùng chở hàng, khung xe  tải, độn nhíp, tăng chiều cao, lắp thêm thùng đựng đồ nghề để tăng sức chở hàng.

Theo Cục Đăng kiểm VN, những chiếc xe đầu tiên thuộc loại này ra đời từ năm 2009 trong một chương trình thí điểm phương tiện thay thế xe lôi, ba gác. Ban đầu, số lượng thí điểm chỉ khoảng 500 xe, đến nay số lượng thực tế ước khoảng 9.000 chiếc. Trong khi đó, mới có khoảng 200 xe được ghi nhận trong dữ liệu kiểm định.

Từ giữa tháng 4/2016, sau khi dư luận báo chí phản ánh về tình trạng xe này không có chứng nhận đăng kiểm nhưng vẫn lưu thông, gây nguy cơ mất ATGT, Cục Đăng kiểm VN đã chỉ đạo các đơn vị kiểm định tiếp nhận kiểm định phương tiện; đồng thời, đề nghị Cục CSGT, Sở GTVT các địa phương tăng cường chỉ đạo kiểm tra, xử lý các trường hợp xe lưu thông mà không có Giấy chứng nhận lưu hành, Tem lưu hành.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.