Hồ sơ tài liệu

Nhìn lại cuộc đời ông Lý Quang Diệu trước ngày lập quốc

23/03/2015, 11:36

Cựu Thủ tướng Singapore Lý Quang Diệu (Lee Kuan Yew) sinh ngày 16/9/1923 là Thủ tướng đầu tiên của Singapore, từ 1959 đến 1990.

Lý Quang Diệu
Cựu thủ tướng Lý Quang Diệu vừa qua đời sáng nay 23/3

Ảnh hưởng đậm nét văn hóa Anh

Ông Lý Quang Diệu là thế hệ thứ tư thuộc một gia đình gốc Hoa, là con trai đầu của ông Lee Chin Koon và bà Chua Jim Neo, Lý Quang Diệu chào đời trong một nhà lều rộng và thoáng tại số 92 đường Kampong Java, Singapore.

Ngay từ khi còn bé, văn hoá Anh đã có ảnh hưởng đậm nét trên Lý, một phần là do ông nội, Lee Hoon Leong, đã cho các con trai của mình hấp thụ nền giáo dục của Anh. Cũng chính ông nội đã cho cậu bé Lý tên Harry để thêm vào tên Quang Diệu mà người cha đặt cho con mình.

Ngày 30 tháng 9 năm 1950, Lý Quang Diệu kết hôn với Kha Ngọc Chi (Kwa Geok Choo), từng là thành viên của công ty luật nổi tiếng Lee & Lee. Họ có hai con trai và một con gái.

Con trai cả Lý Hiển Long (Lee Hsien Loong), từ năm 2004 là Bộ trưởng Tài chính và nay là đương kim Thủ tướng. Con trai thứ Lý Hiển Dương (Lee Hsien Yang), hiện là chủ tịch và tổng giám đốc của tập đoàn truyền thông Sing Tel, một tập đoàn truyền thông xuyên châu Á. Con gái Lee Wei Ling, lãnh đạo Viện Khoa học Thần kinh Quốc gia.

Vợ của Lý Quang Diệu, Kwa Geok Choo. Các em trai của ông, Dennis, Freddy và Suan Yew đều là thành viên của công ty luật nói trên. Ông có một em gái tên Monica. Lý Quang Diệu luôn bác bỏ mọi cáo buộc về gia đình trị, cho rằng những vị trí đặc quyền mà các thành viên trong gia đình ông có được là nhờ những nỗ lực bản thân.

Lý Quang Diệu theo học tại trường tiểu học Telok Kurau, Học viện Raffles và Đại học Raffles. Ông phải bỏ dở việc học khi Nhật Bản chiếm đóng Singapore suốt những năm 1942-1945 trong Chiến tranh thế giới  thứ hai.

150322224120_lee_kuan_yew_549x549_getty
Sau Chiến tranh Thế giới thứ hai, ông Lý Quang Diệu sang Anh học đại học và kết hôn với bà Kha Ngọc Chi (Kwa Geok Choo). Ảnh chụp năm 1965.

Sau chiến tranh, ông theo học luật tại Đại học Fitzwilliam, Đại học Cambridge tại Anh Quốc, và tại Trường Kinh tế Luân Đôn. Năm 1949, Lý Quang Diệu trở về Singapore và hành nghề luật sư tại Laycock và Ong, một công ty luật của John Laycock, một nhà tiên phong trong các hoạt động đa chủng tộc, người cùng với A.P. Rajah và C.C. Tan, thành lập câu lạc đa chủng đầu tiên tại Singapore, thu nhận người châu Á.

Năm 1951, kinh nghiệm đầu tiên của Lý Quang Diệu trên chính trường Singapore là vai trò một nhân viên vận động bầu cử cho ông chủ John Laycock dưới ngọn cờ của Đảng Tiến bộ (Progressive Party).

Ngày 21/11/1954, Lý Quang Diệu cùng với bạn bè thành lập Đảng Hành động Nhân dân (PAP) có khuynh hướng xã hội và liên minh với các nghiệp đoàn theo chủ nghĩa cộng sản. Lý Quang Diệu trở thành Tổng thư ký đảng này cho đến năm 1992.

_81833212_026445301-1
Ông Lý Quang Diệu diễn thuyết tại công viên Farrer (Singapore) ngày 15/8/1955

Sau đó, Lý Quang Diệu ra tranh cử và giành được chiếc ghế đại diện cho Tanjong Pagar trong cuộc tuyển cử năm 1955. Ông trở thành nhà lãnh đạo phe đối lập, chống lại chính phủ liên hiệp dưới sự lãnh đạo của Mặt trận Lao động của David Saul Marshall. Ông cũng là một trong số hai đại diện của PAP đến tham dự những cuộc thương thảo về hiến pháp tổ chức tại Luân Đôn; cuộc thương thảo lần thứ nhất đặt dưới sự hướng dẫn của Marshall, lần thứ hai của Lim Yew Hock. Chính trong giai đoạn này Lý Quang Diệu phải đấu tranh với các đối thủ cả trong lẫn ngoài đảng PAP.

Trong cuộc bầu cử toàn quốc ngày 1/6/1959, PAP giành được 43 trong tổng số 51 ghế trong hội đồng lập pháp. Singapore giành quyền tự trị trong mọi lĩnh vực của đất nước ngoại trừ quốc phòng và ngoại giao, Lý Quang Diệu trở thành thủ tướng đầu tiên của quốc gia này vào ngày 3/6/1959, thay thế thủ tướng Lim Yew Hock.

Sau khi giành được quyền tự trị từ tay người Anh, Singapore phải đối diện với nhiều vấn đề xã hội như giáo dục, nhà ở và tình trạng thất nghiệp. Lý Quang Diệu cho thành lập Ban phát triển gia cư để bắt đầu chương trình xây dựng chung cư để giảm bớt sự thiếu hụt nhà ở.

Lý Quang Diệu
Ngày 9/8/1965, ông Lý đồng ý với yêu cầu của Malaysia, rời khỏi liên bang nhằm chấm dứt tình trạng khủng hoảng và tuyên bố Singapore là một quốc gia độc lập.

Lập quốc từ "nỗi đau thương"

Năm 1961, khi thủ tướng của Malaysia - Tunku Abdul Rahman, đưa ra đề nghị thành lập một liên bang bao gồm Mã Lai, Singapore, Sabah, Sarawak và Brunei. Ông  Lý Quang Diệu phát động chiến dịch sát nhập với Malaysia nhằm chấm dứt sự cai trị của người Anh. Kết quả trưng cầu dân ý ngày 1/9/1962 có đến 70% ý kiến ủng hộ

Ngày 16/9/1963, Singapore trở thành một phần của Liên bang Malaysia. Tuy nhiên, liên bang này không tồn tại được lâu. Chính quyền trung ương Malaysia, dưới sự lãnh đạo của Tổ chức Liên hiệp Dân tộc Mã Lai (UMNO), tỏ ra quan ngại về thành phần đa số của người Hoa ở Singapore cũng như những thách thức chính trị của PAP tại Malaysia. Và ông Lý Quang Diệu công khai chống lại chủ trương dân tộc cực đoan Mã Lai. Điều đó dẫn đến mối quan hệ giữa PAP và UMNO trở nên căng thẳng gay gắt. Thậm chí một số nhân vật trong UMNO muốn bắt giữ ông.

21/6/1964, bạo động chủng tộc giữa người Hoa và người Mã Lai bùng nổ nhân dịp sinh nhật tiên tri Mohamet khiến 25 người thiệt mạng. Sau đó, những vụ bạo động trong năm khi đám đông đập phá, cướp bọc khiến thủ tướng Malaysia - Tunku Abdul Rahman và ông Lý Quang Diệu phải ra mặt diễn thuyết nhằm xoa dịu tình hình. Lúc này, giá cả sin hoạt tăng cao, giao thông tắc nghẽn… làm tình hình ngày một tồi tệ.

Lý Quang Diệu 1
Ông Lý Quang Diệu đã phải đứng ra diễn thuyết trước các cuộc bạo động chủng tộc giữa người Hoa và người Mã Lai

Không tìm ra cách giải quyết khủng hoảng, thủ tướng Malaysia - Tunku Abdul Rahman đưa ra giải pháp Singapore rời khỏi liên bang. Ngày 9/8/1965, ông Lý đồng ý với yêu cầu của Malaysia, rời khỏi liên bang nhằm chấm dứt tình trạng khủng hoảng và tuyên bố Singapore là một quốc gia độc lập: “Đối với tôi, đây là một khoảnh khắc đau thương. Suốt cuộc đời tôi, suốt cuộc đời trưởng thành của tôi, tôi luôn tin tưởng vào sự kết hợp và thống nhất của hai vùng lãnh thổ... Ngay lúc này, tôi, Lý Quang Diệu, Thủ tướng Singapore, nhân danh nhân dân và chính quyền Singapore, tuyên bố rằng kể từ hôm nay, ngày 9/8/1965, Singapore sẽ vĩnh viễn là một quốc gia độc lập, dân chủ với đầy đủ chủ quyền, lập nền trên những nguyên lý của quyền tự do và công bằng hầu mưu tìm phúc lợi và hạnh phúc cho nhân dân đang sinh sống trong một xã hội tối hảo, công bằng và bình đẳng”.

Cùng ngày 9/8/1965, Quốc hội Malaysia biểu quyết thông qua nghị quyết cắt đứt quan hệ với Singapore. Một nước Cộng hoà Singapore ra đời mà không có tài nguyên thiên nhiên, không có nguồn nước và khả năng quốc phòng thì hết sức nhỏ bé. Trọng trách dồn lên vai Lý Quang Diệu.

Trong hồi ký của mình, ông Lý Quang Diệu nói rằng ông không thể ngủ ngon và ngã bệnh sau ngày Singapore độc lập. Sau khi nghe Cao ủy John Robb tường trình về hoàn cảnh của Lý Quang Diệu, Thủ tướng Anh Harold Wilson bày tỏ những quan ngại của mình và nhận được phúc đáp của Lý Quang Diệu: “Đừng lo cho Singapore. Đồng sự của tôi và tôi là những người tỉnh táo và chừng mực, ngay cả trong thời điểm đau buồn này. Chúng tôi sẽ cân nhắc mọi hệ lụy có thể xảy ra khi quyết định cho bất cứ động thái nào trên bàn cờ chính trị...”

Ngày 21/9/1965, Singapore gia nhập Liên Hiệp Quốc. Ngày 8/8/1967, gia nhập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.