Chuyện dọc đường

Những "bóng hồng" vất vả mưu sinh bên cửa biển

20/10/2016, 16:19
image

Hàng chục năm qua, hình ảnh người phụ nữ chèo đò trên vùng cửa biển Lạch Bạng trở lên quá quen thuộc.

Những- bông- hồng- vất- vả- mưu -sinh- trên- cửa-

Hàng chục năm qua, hình ảnh người phụ nữ chèo đò trên cửa biển Lạch Bạng trở lên quen thuộc

Những ngày cuối tháng 10, chúng tôi về lại vùng cửa biển Lạch Bạng (nằm giữa hai xã Hải Thanh và Hải Bình, huyện Tĩnh Gia, Thanh Hóa). Và một điều dễ nhận thấy, vẫn là hình ảnh quen thuộc của những “bóng hồng” ngày đêm đưa đón người, hàng hóa ra những chiếc tàu cá đang neo đậu trên cửa biển hoặc chở người qua cửa biển.

Những- bông- hồng- vất- vả- mưu -sinh- trên- cửa-

Vùng cửa biển Lạch Bạng thuộc địa phận giáp ranh giữa hai xã Hải Thanh và Hải Bình, huyện Tĩnh Gia (Thanh Hóa)

Có mặt ở vùng cửa biển Lạch Bạng, trên những chiếc đò nhỏ chòng trành, hình ảnh người phụ nữ của hai xã Hải Thanh và Hải Bình trở lên dịu dàng nhưng lại kiên cường, vững chắc tay chèo để đưa đón người dân đi lại.

Những- bông- hồng- vất- vả- mưu -sinh- trên- cửa-

Nhiều phụ nữ hàng ngày vất vả mưu sinh bằng nghề chèo đò chở khách qua lại

Hầu hết những người phụ nữ chèo đò ở cửa biển này ở độ tuổi từ 30 trở lên. Mỗi ngày, những người phụ nữ này chuyên chở khoảng trên 20 chuyến mặc cho trời nắng hay mưa. Hễ ai có nhu cầu đi lại thì họ lại sẵn sàng khua mái chèo. Khi không có người thì lại chở đá lạnh, xăng dầu và buôn bán hàng cho các tàu cá lớn.

Những- bông- hồng- vất- vả- mưu -sinh- trên- cửa-

Một phụ nữ chèo đò đang chờ khách ở cửa biển Lạch Bạng

Đang chờ khách lên đò, cô Cao Thị Hiền (49 tuổi, ngụ tại xã Hải Thanh) có 15 năm kinh nghiệm sinh sống bằng nghề chèo đò cho biết: “Nghề này vất vả lắm không quản ngại nắng mưa. Ai có nhu cầu thì mình đưa, mình đón không kể ngày nghỉ lễ. Càng vào những ngày nghỉ, thì người qua lại trên cửa biển lại càng đông. Hôm nào cao nhất cũng chỉ được khoảng 200 nghìn, ngày ít thì cũng gần 100 nghìn đồng”.

Bàn tay thô ráp, cháy đen vì nắng cầm tay chèo, bà Hồ Thị Ngân (55 tuổi, ở xã Hải Thanh) tâm sự: “Tôi làm nghề này cũng ngót nghét gần 35 năm. Tuổi như tôi đáng ra cũng chỉ ở nhà trông cháu nhưng vì hoàn hoàn cảnh khó khăn nên mình nghĩ còn sức khỏe thì vẫn tiếp tục chèo chống. Cái nghề này nếu một mai kia không làm thì cũng thấy nhớ lắm”.

Được biết vùng cửa biển Lạch Bạng có chiều rộng gần 200m, người đứng bên bờ xã Hải Thanh vẫn có thể nhìn thấy người đứng bên bờ xã Hải Bình. Vùng cửa biển này là nơi trú đậu của nhiều tàu cá có công suất lớn nên nhu cầu đi lại ở vùng cửa biển này rất lớn. Chính vì vậy, mà nghề chèo đò tại đây đã tồn tại từ khá lâu.

Những- bông- hồng- vất- vả- mưu -sinh- trên- cửa-

Dù nắng hay mưa, ngày nghỉ lễ, những phụ nữ trên cửa biển Lạch Bạng vẫn miệt mài chở khách kiếm tiền trang trải cuộc sống hằng ngày

Ông Đỗ Xuân Chung – Chủ tịch UBND xã Hải Thanh, huyện Tĩnh Gia cho biết: Trên địa bàn của xã có khoảng 30 người làm nghề chèo đò, trong đó có tới 20 người phụ nữ mưu sinh bằng nghề chở khách trên cửa biển Lạch Bạng. “Họ làm cả ngày lẫn đêm, thu nhập mỗi ngày cũng được từ 100 – 200 nghìn đồng/người. Nghề lái đò này xuất hiện ở đây lâu đời, có đến 90% là phụ nữ. Họ chủ yếu dùng những chiếc đò nhỏ để đưa đón những ngư dân ra vào từ các tàu cá lớn và qua lại hai xã Hải Bình, Hải Thanh hoặc là vận chuyển hàng hóa, thức ăn trên cửa biển này”.

Theo tìm hiểu được biết, trên địa bàn xã Hải Bình cũng có khoảng 10 người phụ nữ có độ tuổi từ 30 trở lên cũng mưu sinh bằng nghề chèo đò như thế này trên cửa biển Lạch Bạng.

>>> Xem thêm video những ca khúc hay nhất dành tặng phái đẹp ngày 20/10:

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.