Bạn cần biết

Những điều cấm kỵ khi uống bia mùa hè

21/05/2015, 05:05

Bia được xem như một thức uống giải nhiệt yêu thích vào mùa hè. Tuy nhiên, việc uống bia có những tối kỵ.

camkyuongbia
(Ảnh minh họa)

Không nên dùng bia để làm dịu cơn khát

Bia được rất nhiều người dùng như một thức uống để làm dịu cơn khát, giảm tiết mồ hôi. Tuy nhiên, bia lại khiến cơ thể đổ mồ hôi nhiều hơn.

Theo Trí thức trẻ, các chuyên gia y tế cho biết uống bia giúp đem lại cảm giác mát mẻ nhưng khi đi vào cơ thể nó kích thích sự tiết hormone tuyến thượng thận, khiến nhịp tim, mạch máu mở rộng, tăng bề mặt nhiệt, do đó làm tăng sự bốc hơi nước, gây khô miệng. Đồng thời, bia cũng kích thích thận, đẩy nhanh quá trình trao đổi chất và đòi hỏi bài tiết, muốn đi tiểu làm cơ thể mất độ ẩm hơn.

Ngoài ra, bia hòa tan trong máu, làm độ nhớt máu tăng lên, buộc máu từ ngoại mạch phải hấp thụ nước để pha loãng máu trong các tĩnh mạch, do đó gây ra khô miệng.

Không ăn với thực phẩm nướng và hải sản

Thói quen của nhiều người khi uống bia thường thích nhấm nháp cùng chút đồ nướng hoặc hải sản. Tuy nhiên thói quen khi ăn đó sẽ dễ khiến bạn mắc các bệnh gout, ung thư. Các loại thịt, hải sản, nội tạng… chứa lượng đạm cao, nhiều purin và axit glycoisides dễ kết hợp với vitamin B1 tạo thành những chất khó đào thải ra khỏi cơ thể.

Cụ thể là lượng đạm thừa không được đào thải sẽ đọng lại trong các khớp và mô cơ gây nên tình trạng sưng nóng, sưng đau các khớp và cơ. Nếu kéo dài tình trạng thì đây chính là nguyên nhân của bệnh gout.

Mặt khác trong quá trình nướng thịt chất benzopyrene được sản sinh có khả năng gây ung thư. Vì vậy, uống rượu bia nên tránh ăn thịt nướng, nếu bạn thực sự muốn ăn, hãy ăn thêm một số loại rau lá xanh để có thể làm giảm tác dụng phụ.

Không uống bia quá lạnh

Nhiệt độ bia quá thấp hoặc quá cao không chỉ làm ảnh hưởng đến hương vị mà còn làm bạn dễ mắc một số bệnh. Các chuyên gia nói rằng bia chỉ nên được lưu trữ trong tủ lạnh với nhiệt độ kiểm soát trong khoảng 5 – 10 độ C. Còn nhiệt độ lí tưởng để uống bia là 12oC.

Nếu nhiệt độ quá cao làm hàm lượng doxit cacbon bị thất thoát, sẽ khiến bị dễ bị đắng, giảm sự hấp dẫn của bia.

Ngược lại nhiệt độ quá thấp dưới 5oC làm cho protein có trong bia bị phân hủy, cấu trúc dinh dưỡng bị phá hỏng. Uống bia quá lạnh cũng dễ khiến quá trình lưu thông máu giảm, ảnh hưởng đến chức năng tiêu hóa, tiêu chảy, viêm tụy cấp tính.

Không nên uống quá nhiều

Hàm lượng cồn ở trong bia không cao, dinh dưỡng phong phú nên nhiều người cứ thoải mái uống. Nhưng trong thực tế uống bia không giới hạn gây ra nhiều hệ lụy.

Có nhiều người có thói quen uống bia thì uống liền một lúc 3-4 cốc, đại lượng nước uống vào rất nhanh sẽ bị đào thải ra ngoài nhưng cồn thì sẽ nhanh chóng được hấp thụ, làm cho cồn trong máu tăng cao. Nếu suốt cả mùa hè ngày nào cũng uống nhiều bia sẽ khống chế ảnh hưởng đến sự hoạt động thông thường của tế bào, cũng có thể dẫn đến sự tích trữ mỡ từ đó gây ra “bụng bia” và còn ảnh hưởng đến chức năng thông thường của tim mạch.

Các chuyên gia chỉ rằng uống nhiều bia sẽ tăng gánh nặng của thận, gan, tim và gây tổn hại các cơ quan quan trọng. Trong khi đó, quy trình sản xuất bia-rượu bia có chứa axit oxalic, nucleotide đen, khi đi vào cơ thể dễ làm tăng axit uric, thúc đẩy hình thành sỏi.

Người béo không nên uống bia tươi

Bia tươi là là loại bia phải thông qua màng lọc thanh trùng để tẩy trừ vi khuẩn và tạp chất, sau đó đóng vào bình không vi khuẩn. Ở trong nhiệt độ từ 5-10oC, các loại thành phần dinh dưỡng và các mùi vị ở trong bia tươi cũng ổn định nhất. Loại bia này giữ lại được các enzyme hoạt động, chứa các axit amin và protein hòa tan phong phú hơn, và do đó nó có xu hướng phổ biến hơn so với bia nấu chín. Nhưng nên chú ý những người béo không thích hợp để uống bia tươi.

Các chuyên gia tư vấn, bia tươi có chứa nấm men có thể tồn tại trong cơ thể người, có thể thúc đẩy sự tiết dịch dạ dày trong cơ thể người, tăng cường sự thèm ăn của một người. Những người béo uống bia tươi dễ hấp thu chất béo hơn so với bia nấu chín thông thường khiến cho bệnh béo phì có xu hướng trầm trọng hơn.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.