Hồ sơ tài liệu

Những hình ảnh đẹp về "huyền thoại châu Á" Lý Quang Diệu

23/03/2015, 13:35

Ông Lý Quang Diệu là Thủ tướng đầu tiên của Singapore từ năm 1959 tới 1990.

ly-quang-dieu_1
Ông Lý Quang Diệu sinh ngày 16/9/1923 trong một gia đình khá giả người Hoa cư trú ở Singapore từ thế kỷ thứ 19. Ngay từ nhỏ ông Lý Quang Diệu luôn giành được thành tích học tập cao nhất ở Singapore.
lk1_2376290
Tuy nhiên chiến tranh Thế giới thứ Hai đã khiến quá trình học tập của ông bị gián đoạn. Thời gian này, ông Lý Quang Diệu làm phiên dịch tiếng Nhật và điều hành một cơ sở kinh doanh hồ dán của riêng mình. Sau chiến tranh, ông quay trở lại học tập tại trường Trường Kinh tế London danh tiếng rồi sau đó chuyển sang học trường Đại học Cambridge. (Ảnh: Getty Images)
mrs-lee-6
Khi ở Anh, ông đã kết hôn với bà Kha Ngọc Chi vào năm 1965 - 1 sinh viên xuất sắc người Singapore. Sau khi tốt nghiệp, bà trở thành luật sư. Đám cưới của hai người diễn ra bí mật ở khu Stratford-upon-Avon.
ly-quang-dieu-bao-giao-thong (6)
Năm 1949, ông Lý Quang Diệu trở về Singapore, bỏ lại cơ hội phát triển sự nghiệp trong ngành luật ở Anh. Về nước, ông vẫn làm luật sư và tham gia vào phong trào công đoàn. (Ảnh: Getty Images)
ly-quang-dieu-bao-giao-thong (7)
Vào năm 1954, ông Lý Quang Diệu trở thành nhà sáng lập và Tổng bí thư đảng Hành động nhân dân (PAP), một liên minh xã hội chủ nghĩa của các phong trào nói triếng Trung và tiếng Anh nhằm mục đích chấm dứt sự cai trị của thực dân Anh. Tháng 12/1959, Anh trao quyền tự trị cho Singapore, tuy nhiên vẫn nắm kiểm soát các vấn đề ngoại giao và quốc phòng của đảo quốc này. Ở độ tuổi 36, ông Lý Quang Diệu tuyên thệ nhậm chức Thủ tưởng đầu tiên của quốc gia Singapore tự trị. (Ảnh: AP)
ly-quang-dieu-bao-giao-thong (8)
Tuy nhiên, căng thẳng sắc tộc ngày một gia tăng khi người Hoa và người Malaysai bắt đầu đấu tranh xem dân tộc nào sẽ là đại diện của Liên bang Malaysia. Bất chấp lời kêu gọi bình tĩnh của Thủ tướng Lý Quang Diệu, những cuộc bạo động quy mô rộng lớn đã liên tục diễn ra khiến hơn 20 người chết, hàng trăm người bị thương.
ly-quang-dieu-bao-giao-thong (9)
Ngày 9/8/1965, ông Lý Quang Diệu đã rơi nước mắt khi tuyên bố ông đã đồng ý yêu cầu của Malaysia khi rời khỏi Liên bang Malaysia nhằm tránh tình trạng bất ổn và đổ máu. Hai ngày sau đó, ông Lý Quang Diệu tuyên bố Singapore nhỏ bé là quốc gia độc lập. (Ảnh: AP)
ly-quang-dieu-bao-giao-thong (19)
Dưới thời Lý Quang Diệu, Singapore đã trở thành một trong những nền kinh tế mạnh nhất ở châu Á và là một trong những quốc gia có mức sống cao nhất trên thế giới.
Anh_Cuoc_doi_va_su_nghiep_cuu_Thu_tuong_Singapore_
Lý Quang Diệu vẫn thường được xem là kiến trúc sư cho sự phú cường của Singapore ngày nay. Ông là tấm gương điển hình cho một vị lãnh đạo - người đã tiến hành các cải cách đô thị, công nghiệp, giáo dục và đẩy mạnh hơn nữa quyền phụ nữ. Ông đã rất khuyến khích nhập cư và một xã hội đa văn hóa, nhấn mạnh về sự bao dung tôn giáo và hòa hợp chúng tộc.
ly-quang-dieu-bao-giao-thong (20)
Trong cuộc hôn nhân với bà Kha Ngọc Chi, ông Lý Quang Diệu có 2 con trai và 1 con gái. Con trai cả của ông là Thủ tướng đương nhiệm Lý Hiển Long. Con trai thứ của ông là Lý Hiển Dương - chủ tịch kiêm tổng giám đốc của tập đoàn Sing Tel. Còn con gái ông là bác sĩ Lý Vĩ Linh - lãnh đạo Viện Khoa học Thần kinh Quốc gia Singapore.
file5wk37pi3r7436flfa3v AFP
Những năm sau đó, bà Kha Ngọc Chi - phu nhân của ông Lý Quang Diệu, lâm bệnh nặng. Bà bị mất trí nhớ và phải năm liệt giường. Trong 1 cuộc phỏng vấn với trang New York Times, ông Lý Quang Diệu cho biết việc chăm sóc cho vợ còn khó khăn hơn bất cứ vấn đề chính trị nào mà ông đã từng gặp phải. "Bà ấy hiểu khi tôi nói chuyện với bà ấy mỗi đêm. Tôi thường kể cho bà ấy nghe về công việc trong ngày, đọc cho bà ấy nghe những vần thơ yêu thích", ông chia sẻ. Ảnh: Getty Images.
ly-quang-dieu-bao-giao-thong (15)

Bà Kha Ngọc Chi qua đời vào tháng 10/2010. Hàng nghìn người dân Singapore đã ùa ra đường phố để tưởng nhớ và nói lời vĩnh biệt bà. “Không còn bà ấy, tôi sẽ là một con người khác, với một cuộc sống khác”, ông Lý Quang Diệu nói trong tang lễ của người vợ thân yêu. (Ảnh: Getty Images)

ly-quang-dieu-bao-giao-thong (16)
Sau khi lãnh đạo đảng PAP giành được chiến thắng trong 7 cuộc bầu cử, ngày 28 tháng 11 năm 1990, Lý Quang Diệu quyết định về hưu, giao lại chức vụ thủ tướng cho Ngô Tác Đống. Tuy nhiên, ông vẫn tiếp tục ở lại nội các trong cương vị bộ trưởng cao cấp.
ly-quang-dieu-bao-giao-thong (13)
Trong 1 cuộc gặp gỡ vào năm 2009, Tổng thống Obama đã miêu tả ông Lý Quang Diệu như 1 trong những “nhân vật huyền thoại của châu Á trong thế kỷ 20 và 21.
ly-quang-dieu-bao-giao-thong (17)
Một trong những lần xuất hiện cuối cùng của ông khi ông tham gia lễ kỷ niệm 49 năm Quốc khánh Singapore vào năm 2014. (Ảnh: Getty Images)
ly-quang-dieu-bao-giao-thong (18)
Ngày 23/3. cựu Thủ tướng Lý Quang Diệu từ trần, hưởng thọ 91 tuổi.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.