Showbiz

Những khoảng trống của phim về ngành nghề

03/12/2017, 05:53

Phim truyền hình hay điện ảnh về ngành nghề vẫn là miền đất hứa với các nhà làm phim.

IMG_2885

Phim truyền hình hay điện ảnh về ngành nghề vẫn là miền đất hứa với các nhà làm phim. Trong ảnh, các diễn viên phim "Giấc mơ Mỹ" thực hiện một cảnh quay cấp cứu.

nh cũ rượu mới

Nói như vậy bởi phim về đề tài ngành nghề chưa bao giờ hết tính thời sự trong xã hội. Cùng một ngành nghề nhưng theo dịch chuyển và biến thiên của thời gian, luôn có những thay đổi. Vậy nên, cùng là dòng phim về một nghề nhưng chưa bao giờ khai thác hết những thứ tiềm ẩn bên trong.

Có thể nhận thấy, phim về các ngành nghề trong xã hội được khai thác khá nhiều. Nổi trội nhất có lẽ là về ngành cảnh sát, công an với những series như: Cảnh sát hình sự, Chạy án, Bí mật tam giác vàng, Người phán xử...  Phim về nghề báo cũng là điểm nhấn mỗi dịp 21-6 hàng năm. Có thể kể đến trong đó như phim Nghề báo, Phóng viên thử việc, Đèn vàng, Tin vào điều không thể, Nguyệt thực...

Vài năm gần đây, phim về showbiz cũng ngày càng thăng hoa, đặc biệt trên màn ảnh rộng. Những đại diện không thể không nhắc đến như: Scandal 1 và 2, Điệp vụ chân dài, Âm mưu giày gót nhọn, Vòng eo 56... hay trước đó là những phim truyền hình khai thác về giới showbiz, người mẫu như: Những ngọn nến trong đêm, Bước nhảy hoàn vũ, Những cô gái chân dài...

Trong phim Van Trang (21)

Vân Trang trong phim Scandal 1: Bí mật thảm đỏ

Ngành y cũng là mảng đề tài được các nhà làm phim rất yêu chuộng với những cái tên nổi tiếng như Anh em nhà bác sĩ, Gia tài bác sĩ, Blouse trắng, Mùa sen, Nữ bác sĩ, Chân trời trắng, Thẩm mỹ viện, Nơi tình yêu bắt đầu... Tới đây là bộ phim Giấc mơ Mỹ - dự án điện ảnh với hơn 60% cảnh quay được thực hiện tại Mỹ và khoảng 40% quay tại Việt Nam, trong đó có rất nhiều bối cảnh trong phòng mổ được ghi lại rất chân thật. 

Các nghề nghiệp bước lên màn ảnh cung cấp thêm cho khán giả nhiều thông tin. Ví như Dấu chân du mục đi sâu mô tả cuộc sống của dân du mục sống bằng nghề chăn bò, chăn dê, chăn cừu thuê cho các chủ trang trại lớn tại vùng đồi cát Ninh Thuận; Vua bãi rác - phim về những người làm nghề nhặt rác; Mặn hơn muối – phim về những diêm dân; Mắt lụa về nghề dệt lụa tơ tằm...

Nếu như trước đây, các nghề thời thượng trong xã hội luôn là lựa chọn hàng đầu của các đơn vị sản xuất thì nay, nhiều ekip đã tìm tòi những nghề không hot nhưng lại ẩn chứa nhiều câu chuyện thú vị. Thậm chí, nghề “khóc thuê, cười thuê” trong xã hội cũng lên phim Nghề thế thân. Gần nhất, nghề lô tô hội chợ cũng được khắc họa sinh động trong phim điện ảnh Lô tô

Chưa đi đến tận cùng?

Thực tế cho thấy, không phải bộ phim đề tài ngành nghề nào cũng đáp ứng được tiêu chí là khắc họa chân thật tính chất nghề nghiệp đặc thù của nghề đó. Nhưng không ít bộ phim đã bị chê chỉ mới chạm nhẹ vào bề mặt của nghề nghiệp chứ chưa phản ánh được đúng bản chất cần có.

Một thực tế cho thấy, không ít các phim Việt về ngành nghề mới chỉ dừng lại ở việc mượn bối cảnh, phục trang... chứ chưa thật sự toát lên bản chất nghề nghiệp cần truyền tải. Một số đạo diễn cho rằng, vì phim ảnh nên được quyền hư cấu, biến tấu và bản thân ekip không phải lúc nào cũng là những người có chuyên môn hay am hiểu sâu sắc về nghề nên dẫn đến sự ngộ nhận.

Đơn cử, nhiều bộ phim về showbiz, thậm chí lấy cả những cảnh quay từ các chương trình truyền hình thực tế nhưng vẫn bị cho là hời hợt, chưa phản ánh đúng bức tranh về giới nghệ sĩ. Phim về nghề báo thời gian qua dù có những tiến bộ nhất định nhưng đôi khi vẫn bộc lộ sự ngô nghê, không phản ánh được tính chất nguy hiểm, nóng hổi... Tất cả đều nằm ở việc thiếu đào sâu, sự thấu hiểu về ngành nghề đó. 

Chia sẻ về quá trình thực hiện Giấc mơ Mỹ, diễn viên Mai Thu Huyền cho biết, trước đây, cô từng sản xuất phim truyền hình dài tập Lời thề danh dự cũng khai thác về cuộc sống của các y bác sĩ, số phận của các bệnh nhân, bối cảnh bệnh viện giống như một xã hội thu nhỏ với đầy đủ hỉ nộ ái ố. "Quay phim về đề tài này rất khó vì đòi hỏi tính chuyên môn rất cao, vô cùng khắt khe. Đó là lý do, chúng tôi phải nghiên cứu rất kỹ tình huống, lời thoại cũng như làm việc với nhiều bác sĩ, bệnh viện”, nữ diễn viên cho biết.

Theo tiết lộ, trong quá trình thực hiện bộ phim Giấc mơ Mỹ, ekip thực hiện có 4 bác sĩ tư vấn về mặt kịch bản, 5 giáo sư, bác sĩ  cả ở Mỹ và Việt Nam giám sát, tư vấn và thậm chí trực tiếp tham gia các cảnh quay, khâu hậu kỳ cũng có 3 bác sĩ tư vấn và trực tiếp lồng tiếng; cùng các bối cảnh chính được quay tại School of Medicine, Medical Center thuộc UCSD (University of California San Diego) và Bệnh viện Đa khoa quốc tế Vinmec Central Park. Đặc biệt, ngôi nhà ở Mỹ của 2 nam diễn viên chính trong phim cũng chính là nhà của một giáo sư bác sĩ dạy tại Trường USC (University of Southern California) để đảm bảo tính chân thật.

Một trong những kỉ niệm nhớ đời với Mai Thu Huyền là lần đầu tiên, cô đã vượt qua tất cả những sợ hãi để xin được vào phòng mổ thật sau khi tuân thủ mọi quy trình và chứng kiến ekip các bác sĩ phẫu thuật cho bệnh nhân. “Được chứng kiến một ca mổ thực sự mọi cảm xúc rất khác biệt. Nó giúp tôi có được những xúc cảm chân thật mà nếu chỉ xem phim tư liệu sẽ không thể có được những cảm giác như thế, để hoá thân vào vai diễn bác sĩ một cách chân thực nhất”.

 >>> Xem thêm video:

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.