Ở một thái cực khác, nếu bạn ép đứa con nhút nhát của mình vào các tình huống xã hội, hy vọng nó sẽ tự thích nghi và tự mình đối phó, bạn sẽ giết chết sự tự tin của trẻ.
Nếu con bạn rất nhút nhát, thì rất khó để mong đợi nó biến thành một đứa trẻ hướng ngoại trong một thời gian ngắn. Trên thực tế, một số tính cách rất khó thay đổi, tuy nhiên, bạn có thể làm rất nhiều để giúp con dần thoát ra khỏi sự nhút nhát cùa mình.
Có những kỳ vọng hợp lý
Khi bạn làm mọi thứ để khiến con hòa đồng hơn, bạn cũng cần chấp nhận rằng một số trẻ em hướng ngoại hơn những đứa trẻ khác và một số lại hoàn toàn hướng nội. Đừng so sánh sự hòa đồng của con bạn với anh chị lớn hơn hoặc bạn bè khác. Hãy kiên nhẫn, không dễ để dạy các kỹ năng mềm. Với sự giúp đỡ và hướng dẫn của bạn, con bạn chắc chắn sẽ có thể kết bạn và hòa đồng theo thời gian.
Mục đích kết bạn
Các bậc phụ huynh nên theo mục tiêu giúp con hòa đồng với các bạn chứ không bắt con phải tham gia mọi hoạt động hướng ngoại. Năng nổ và hoạt bát sẽ rất tốt nếu con bạn là đứa trẻ hướng ngoại và dễ thích nghi với môi trường mới, nhưng điều này sẽ gây áp lực không cần thiết cho trẻ nếu con là người nhút nhát. Thay vào đó hãy khuyến khích con nuôi dưỡng tình bạn.
Tạo dựng môi trường thân thiện
Để tạo ảnh hưởng, bạn có thể bắt đầu bằng cách mời bạn bè của mình cùng con cái của họ đến nhà và hãy tỏ ra là một người chủ nhà dễ chịu. Nói chuyện lịch sự, tôn trọng và thân thiện với khách. Trẻ sẽ nhận được tín hiệu từ bạn về cách cư xử và không có bài học nào tốt hơn những bài học ở nhà
Chỉ giúp đỡ con khi thực sự cần thiết
Sẽ là điều lý tưởng nếu cha mẹ thường nói chuyện với con về một ngày ở trường hoặc về bạn bè của con. Lắng nghe lời kể của trẻ, cảm xúc của con về hành vi của người khác. Có thể có những tình huống mà con cảm thấy bị xa lánh bởi các bạn cùng lớp.
Điều này sẽ tác động đến bạn rất nhiều, phản ứng bản năng của các bậc cha mẹ sẽ là nhảy vào giúp đỡ con và bảo vệ con, và thậm chí đề nghị nói chuyện với bạn bè của con. Đừng làm như vậy, thay vào đó, bạn nên hỏi nếu con cần sự giúp đỡ của bạn. Không can thiệp vào các cuộc tranh luận của con cùng các bạn. Hãy nhớ rằng những người bạn tốt nhất có thể hòa thuận nhanh chóng ngay cả sau một cuộc cãi vã mà không cần người lớn phải tham gia.
Dạy trẻ cách nói chuyện với bạn bè
Nếu con bạn cảm thấy khó tiếp cận bạn bè, đó có thể là do bé không biết làm thế nào. Dạy cho con cách giới thiệu bản thân và hỏi vài câu câu hỏi mở đầu như: “Bạn có khỏe không? Bạn có muốn chơi với bộ sưu tập xe hơi của tôi không?”.
Tạo cho con một môi trường an toàn và thoải mái để hòa nhập
Thay vì gửi con đến các nhóm chơi ở những người khác, hãy bắt đầu với việc tổ chức một buổi giao lưu tại nhà bạn. Trước khi để con mời bạn bè đến nhà, hãy nói chuyện với bé về việc chia sẻ đồ chơi, tương tác và mời bạn bè đồ ăn nhẹ, đồ uống. Khi con đã quen với khái niệm chơi và cảm thấy thoải mái với bạn bè, sau đó có thể để con đến nhà bạn bè của bé.
Xây dựng lòng tự trọng cho con
Xây dựng lòng tự trọng cho con bằng cách trao quyền cho con tự giải quyết một số vấn đề xã hội. Hỏi con muốn làm gì, thay vì chỉ tận nơi con phải làm gì.
Đừng ép trẻ quá mức
Vẫn có những cha mẹ yêu cầu một đứa trẻ hát hoặc nhảy trước mặt khách. Điều này có thể giúp một đứa trẻ hướng ngoại, nhanh nhẹn phát triển thế mạnh và càng nổi bật, nhưng ngược lại, nó sẽ làm cho một đứa trẻ nhút nhát khó chịu hơn. Hãy hiểu tính cách của con, cố gắng đọc tâm trạng và cảm xúc của trẻ lúc đó, nếu bạn đủ nhạy cảm sẽ không khiến trẻ bị căng thẳng.
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận