Trẻ bị bỏng đang điều trị tại bệnh viện.
Sai lầm khi sơ cứu bỏng
Bôi kem đánh răng, mỡ trăn
Thói quen bôi kem đánh răng, mỡ trăn hay dội nước đá lên vết bỏng là hoàn toàn sai lầm. Những cách như vậy không giúp cấp cứu bỏng nhiệt hiệu quả mà còn làm tình trạng nặng hơn.
Chườm đá, dội nước đá
Chườm đá, lấy nước đá lạnh dội vào một phần cơ thể khi bị bỏng là vô cùng nguy hiểm. Lý do vì nhiệt độ của nước đá thấp hơn nhiệt độ của cơ thể rất nhiều. Thậm chí, nếu bỏ nhiều đá trong nước có thể xuống gần 0 độ C. Trong khi đó, tại chỗ bị bỏng nhiệt độ có thể lên đến 45 đến 50 độ C. Nếu dùng nước đá để hạ nhiệt độ nhanh sẽ làm tình trạng tổn thương bỏng nặng hơn.
Chọc vỡ, bóc vết bỏng
Khi bị bỏng sẽ xuất hiện những bọng nước kích cỡ lớn nhỏ khác nhau khiến cơ thể khó chịu. Tuy nhiên, mọi người không nên chọc vỡ những bọng nước đó. Bởi khi vết bỏng vỡ, vi khuẩn bên ngoài sẽ dễ dàng xâm nhập gây nhiễm trùng và làm tổn thương.
Sai lầm khi điều trị bỏng
Dùng tinh dầu
Nhiều người cho rằng tinh dầu dừa và dầu ô liu rất tốt để chữa bỏng. Tuy nhiên, dầu giữ nhiệt, ngăn không cho sức nóng từ vết bỏng thoát ra. Tuy nhiên, đây là một sai lầm vì giữ nhiệt có thể khiến vết bỏng nặng thêm.
Dùng lòng trắng trứng
Một số người dùng lòng trắng trứng sống bôi lên vết bỏng sẽ giúp dịu đau. Tuy nhiên, không có bằng chứng cho thấy trứng sống giúp ích cho vết bỏng. Trên thực tế, có nhiều khả năng là trứng sẽ giúp vi khuẩn lây lan vào vết bỏng.
Trong tất các phương pháp trị bỏng dân gian, chữa bằng lòng trắng trứng có nguy cơ nhiễm khuẩn cao nhất. Bởi loại thực phẩm này chứa rất nhiều vi khuẩn, đã có bệnh nhân bị biến chứng vì dùng lòng trắng trứng chữa bỏng.
Bôi xanh methylene và bôi thuốc đỏ
Đây là một sai lầm vì khi bị bỏng bôi 2 loại thuốc này không những không hiệu quả, làm loét vết bỏng mà còn khiến các bác sĩ sẽ rất khó đánh giá tổn thương.
Dùng thuốc nam
Nhiều người dùng thuốc nam điều trị bỏng gây loét, hoại tử da, nhiễm trùng và có thể dẫn đến tử vong.
Không chỉ người dân ở vùng sâu vùng xa mà ngay ở Hà Nội cũng có không ít những trường hợp bị biến chứng rất nặng do chữa bỏng không đúng.
Trước đây, bệnh viện đã tiếp nhận trường hợp bệnh nhi N.V.A. bị hoại tử chân do đắp thuốc nam trị bỏng.
Trước đó, bệnh nhi được đưa đến bệnh viện cấp cứu trong tình trạng bỏng vùng kheo chân và vùng cẳng chân chảy dịch mủ. Sau khi điều trị bằng thuốc nam 14 ngày tại nhà, bé ngày càng đau.
Thấy con không đi lại được, gia đình đưa bé đến cơ sở y tế địa phương điều trị rồi chuyển đến bệnh viện trong tình trạng nguy cơ nhiễm trùng huyết.
Sau đó các bác sĩ đã phải xử trí rất khó khăn mới cứu được tính mạng cho cháu bé.
Bác sĩ Thống khuyên đối với các loại bỏng nói chung, đầu tiên cần cách ly nạn nhân ra khỏi tác nhân gây bỏng. Biện pháp duy nhất để hạ nhiệt độ là dội nước sạch với nhiệt độ bình thường lên vùng tổn thương từ 15 đến 20 phút. Sau đó băng vết thương lại và đến cơ sở y tế đánh giá mức độ tổn thương.
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận