Thế giới

Những sự kiện định hình châu Á năm 2018

30/12/2018, 06:30

Tờ SCMP đã điểm qua một số câu chuyện tiêu biểu, góp phần định hình nên bức tranh của châu lục trong năm 2018.

Những sự kiện định hình châu á 2018 (1)

Cái bắt tay của 2 nhà lãnh đạo Donald Trump và Kim Jong-un

 Cuộc họp giữa Tổng thống Trump và Chủ tịch Kim

Sau một loạt những bất đồng và chỉ trích lẫn nhau, cuối cùng, vào ngày 12/6/2018, Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un đã có cuộc gặp chính thức tại Singapore. Hình ảnh 2 nhà lãnh đạo Trump và Kim bắt tay nhau đã trở thành một khoảnh khắc đi vào lịch sử.

Tuy nhiên, đến thời điểm này, nhiều người đang dần tỏ ra lo ngại khi việc thực hiện cam kết phi hạt nhân hoá vẫn còn rất mơ hồ, thậm chí có khả năng sẽ không được thực hiện nếu Washington – Bình Nhưỡng đang dần trở nên bế tắc.

Cuộc giải cứu đội bóng nhí Thái Lan

de25501c-04e1-11e9-b0d2-cf4a0f50367e_4000x1584_184

Cuộc giải cứu đội bóng nhí Thái Lan

Ngày 10/7/2018, cả thế giới cùng vỡ oà khi được tin toàn bộ các thành viên của đội bóng nhí Lợn Hoang được giải cứu thành công, sau 2 tuần mắc kẹt trong hang Tham Luang, Thái Lan.

Đây là một chiến dịch cứu hộ được đánh giá là đầy cam go, khi toàn bộ lực lượng giải cứu phải chạy đua với thời gian, nhanh chóng đưa các em ra ngoài trước khi mùa mưa bắt đầu.

Năm của thảm hoạ

3d4ceff0-04dd-11e9-b0d2-cf4a0f50367e_972x_184451

Đội cứu hộ Indonesia tìm kiếm các mảnh vỡ của chiếc máy bay gặp nạn

 2018 cũng là một năm mà châu Á phải đối mặt với nhiều thảm kịch.

Suốt năm qua, những người Hồi giáo Rohingya tại miền Bắc Myanmar đã phải tháo chạy sang nước láng giềng Bangladesh trước tình trạng bạo lực ngày càng gia tăng. Theo Tổ chức Y tế Thế giới, tính đến giữa tháng 12/2018, đã có tới 921 nghìn người Rohingya đang phải sống ở các trại tị nạn tình trạng chật chội, thiếu thốn lương thực.

Cuối ngày 23/7, đập thủy điện Xepian-Xe Nam Noy ở tỉnh Attapeu, miền Đông Nam Lào đã bị sập, khiến 5 tỷ mét khối nước thoát ra ngoài. Sự cố đã khiến 39 người thiệt mạng, đẩy hơn 6.600 người rơi vào cảnh mất nhà cửa và phá huỷ nhiều công trình.

Ngày 29/10, chiếc máy bay của hãng hàng không Lion Air, Indonesia đã rơi xuống biển Java, khiến toàn bộ 189 hành khách và phi hành đoàn thiệt mạng. Đây là vụ tai nạn máy bay thương mại nghiêm trọng đầu tiên tại Đông Nam Á trong gần 4 năm trở lại đây.

Thảm kịch này không chỉ giáng một đòn mạnh vào vấn đề an toàn hàng không của Indonesia, mà còn đưa ra lời cảnh báo cho nhiều hãng bay trên toàn thế giới.

Ngoài ra, những vụ động đất, sạt lở, sóng thần cũng liên tiếp xảy ra tại Nhật Bản, Trung Quốc, Indonesia,…

Vụ bê bối quỹ 1MDB của Malaysia

54c760d4-04dd-11e9-b0d2-cf4a0f50367e_972x_184451

Cựu Thủ tướng Malaysia Najib Razak trong ngày ra hầu toà

Quỹ đầu tư quốc gia Malaysia, 1MDB, lẽ ra cần phải hoạt động với mục tiêu thu hút khoản đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, các cuộc điều tra trong năm 2018 đã vạch trần tình trạng tham nhũng, rửa tiền đang xảy ra tại 1MDB.

Cựu Thủ tướng Malaysia Najib Razak đã bị bắt vì cáo buộc có liên quan tới hàng tỷ USD thất thoát trong các giao dịch với nước ngoài thông qua quỹ này. Ủy ban Chống tham nhũng Malaysia còn bắt giữ phu nhân của ông Razak là bà Rosmah Mansor cũng như truy nã tỷ phú Jho Low do có dính líu.

Sự sụp đổ của thị trường tiền điện tử

Trong năm 2018, thị trường tiền điện tử đã phải chứng kiến sự sụt giảm nghiêm trọng, từ 835 tỷ USD trong tháng 1 xuống còn 140 tỷ USD vào tháng 12. Đồng Bitcoin, loại tiền điện tử giá trị nhất thế giới, cũng đã giảm hơn 80% giá trị so với cùng kỳ năm ngoái.

Nhiều chính phủ tại các nước châu Á như Hàn Quốc, Nhật Bản đã phải đưa ra những quy định giám sát chặt chẽ vì lo ngại tình trạng này có thể gây ra những bất ổn cho nền kinh tế.

Sáng kiến Vành đai và Con đường của Trung Quốc

3f328da4-04e5-11e9-b0d2-cf4a0f50367e_972x_184451

Dự án cơ sở hạ tầng thương mại “Vành đai và Con đường” của Trung Quốc

 Dự án cơ sở hạ tầng thương mại “Vành đai và Con đường” đầy tham vọng của Trung Quốc đang vấp phải các trở ngại về tiến độ, trong bối cảnh một số quốc gia bắt đầu lo ngại về việc rơi vào bẫy nợ của Trung Quốc.

Với quy mô lên đến một nghìn tỷ USD, các dự án xây dựng đang bị nhiều nước chỉ trích là thiếu tính minh bạch và bền vững, cũng như việc nó gắn liền với lợi ích chiến lược của Bắc Kinh.

Biến động trên chính trường Malaysia

Những sự kiện đinh hình châu á 2018 (2)

Cựu Thủ tướng Malaysia Najib Razak (trái) và Thủ tướng đương nhiệm Mahathir Mohamad

Ông Mahathir Mohamad, 92 tuổi, đã trở lại giữ chức Thủ tướng Malaysia. Khi lên nắm quyền, ông đã cảnh báo về “chủ nghĩa thực dân mới” khi nói về sáng kiến Vành đai và Con đường và hủy 2 dự án do công ty Trung Quốc xây dựng.

Ngoài ra, cựu Thủ tướng Najib Razak người bị bắt giữ hồi năm 2018 vì bê bối quỹ 1MDB sẽ bị xét xử từ đầu năm 2019 với 32 tội danh hình sự vi phạm tín nhiệm, tham nhũng, lạm quyền lẫn “rửa tiền”.

Cải thiện tình trạng môi trường

Trước những thông tin về tình trạng buôn bán trái phép động vật hoang dã hay rạn san hô Great Barrier bị tẩy trắng trong năm vừa qua, châu Á vẫn có điểm sáng về môi trường.

Nhiều thành phố tại châu Á đã bắt đầu thực hiện quy định cấm sử dụng đồ nhựa trong sinh hoạt hàng ngày, kêu gọi người dân đi lại bằng xe điện, thay thế xe động cơ đốt trong để tránh ô nhiễm không khí.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.