Thời sự Quốc tế

Những thành phố đắt đỏ nhất thế giới năm 2022

Giá nhiên liệu tăng cao khiến tỷ lệ lạm phát tăng mạnh ở nhiều thành phố lớn trên thế giới, khiến chi phí sinh hoạt tăng theo.

Ngày 1/12, cơ quan nghiên cứu kinh tế toàn cầu Economist Intelligence Unit (EIU) thuộc tạp chí The Economist đã công bố kết quả khảo sát thường niên Chi phí sinh hoạt toàn cầu năm 2022. Ảnh - AFP

Ngày 1/12, cơ quan nghiên cứu kinh tế toàn cầu Economist Intelligence Unit (EIU) thuộc tạp chí The Economist đã công bố kết quả khảo sát thường niên Chi phí sinh hoạt toàn cầu năm 2022. Ảnh - AFP

Theo đó, thành phố New York (trong ảnh) cùng Singapore đồng xếp hạng 1 trong danh sách những thành phố đắt đỏ nhất thế giới năm 2022. Ảnh - AFP

Theo đó, thành phố New York (trong ảnh) cùng Singapore đồng xếp hạng 1 trong danh sách những thành phố đắt đỏ nhất thế giới năm 2022. Ảnh - AFP

Việc Singapore (trong ảnh) xếp hạng 1 trong danh sách là điều không quá ngạc nhiên bởi thành phố này đồng xếp hạng 2 trong bảng xếp hạng năm 2021 của EIU và trong 10 năm gần đây, Singapore cũng từng xếp hạng 1 trong 8 năm. Ảnh - AFP

Việc Singapore (trong ảnh) xếp hạng 1 trong danh sách là điều không quá ngạc nhiên bởi thành phố này đồng xếp hạng 2 trong bảng xếp hạng năm 2021 của EIU và trong 10 năm gần đây, Singapore cũng từng xếp hạng 1 trong 8 năm. Ảnh - AFP

Tuy nhiên, đây là năm đầu tiên thành phố New York của Mỹ dẫn đầu trong khảo sát về những thành phố đắt đỏ nhất thế giới của EIU. Trong khi đó, thành phố Tel Aviv, Israel tụt từ vị trí số 1 năm ngoái xuống vị trí thứ 3. Ảnh - AP

Tuy nhiên, đây là năm đầu tiên thành phố New York của Mỹ dẫn đầu trong khảo sát về những thành phố đắt đỏ nhất thế giới của EIU. Trong khi đó, thành phố Tel Aviv, Israel tụt từ vị trí số 1 năm ngoái xuống vị trí thứ 3. Ảnh - AP

Điều đáng ngạc nhiên là 2 thành phố Moscow và St Petersberg của Nga nhảy vọt tới 88 và 70 bậc trong danh sách. Theo báo cáo của EIU, giá dầu mỏ tăng cùng các lệnh trừng phạt của phương Tây đối với Nga là yếu tố thúc đẩy chi phí sinh hoạt tăng tại 2 thành phố này. 
Trong ảnh là thành phố Los Angeles, đồng xếp hạng 4 cùng thành phố Hong Kong trong khảo sát năm 2022. Ảnh - Getty

Điều đáng ngạc nhiên là 2 thành phố Moscow và St Petersberg của Nga nhảy vọt tới 88 và 70 bậc trong danh sách. Theo báo cáo của EIU, giá dầu mỏ tăng cùng các lệnh trừng phạt của phương Tây đối với Nga là yếu tố thúc đẩy chi phí sinh hoạt tăng tại 2 thành phố này. Trong ảnh là thành phố Los Angeles, đồng xếp hạng 4 cùng thành phố Hong Kong trong khảo sát năm 2022. Ảnh - Getty

Theo EIU, giá năng lượng tăng cao đã khiến lạm phát tăng mạnh trên toàn cầu, khiến chi phí sinh hoạt tăng cao ở nhiều thành phố lớn trên thế giới. Ngoài ra, xung đột tại Ukraine cũng gây gián đoạn nguồn cung một số mặt hàng thiết yếu, đặc biệt là lương thực. 
Trong ảnh là thành phố Zurich, Thụy Sĩ xếp thứ 6 trong bảng xếp hạng của EIU. Ảnh - Bloomberg

Theo EIU, giá năng lượng tăng cao đã khiến lạm phát tăng mạnh trên toàn cầu, khiến chi phí sinh hoạt tăng cao ở nhiều thành phố lớn trên thế giới. Ngoài ra, xung đột tại Ukraine cũng gây gián đoạn nguồn cung một số mặt hàng thiết yếu, đặc biệt là lương thực. Trong ảnh là thành phố Zurich, Thụy Sĩ xếp thứ 6 trong bảng xếp hạng của EIU. Ảnh - Bloomberg

Lệnh trừng phạt của Mỹ và phương Tây đối với Nga cũng góp phần khiến giá một số mặt hàng năng lượng như dầu mỏ, khí đốt tăng mạnh. Giá điện, khí đốt tăng trung bình 29% tại nhiều thành phố Tây Âu và tăng trung bình khoảng 11% trên toàn cầu. 
Trong ảnh là thành phố Geneva, Thụy Sĩ xếp thứ 7. Ảnh - Adobe

Lệnh trừng phạt của Mỹ và phương Tây đối với Nga cũng góp phần khiến giá một số mặt hàng năng lượng như dầu mỏ, khí đốt tăng mạnh. Giá điện, khí đốt tăng trung bình 29% tại nhiều thành phố Tây Âu và tăng trung bình khoảng 11% trên toàn cầu. Trong ảnh là thành phố Geneva, Thụy Sĩ xếp thứ 7. Ảnh - Adobe

Tuy nhiên, tín hiệu đáng mừng là EIU dự báo mức tăng chi phí sinh hoạt sẽ chậm lại trong năm 2023 khi một số quốc gia thực hiện chính sách tăng lãi suất nhằm kiềm chế lạm phát. 
Trong ảnh là thành phố  San Francisco, Mỹ đứng thứ 8 trong danh sách các thành phố đắt đỏ nhất thế giới năm 2022. Ảnh - Adobe

Tuy nhiên, tín hiệu đáng mừng là EIU dự báo mức tăng chi phí sinh hoạt sẽ chậm lại trong năm 2023 khi một số quốc gia thực hiện chính sách tăng lãi suất nhằm kiềm chế lạm phát. Trong ảnh là thành phố San Francisco, Mỹ đứng thứ 8 trong danh sách các thành phố đắt đỏ nhất thế giới năm 2022. Ảnh - Adobe

“Trừ khi xung đột tại Ukraine leo thang, về cơ bản, chúng tôi dự báo giá cả một số mặt hàng năng lượng, thực phẩm, kim loại sẽ giảm mạnh trong năm 2023 so với mức giá của năm 2022”, theo báo cáo của EIU. 
Trong ảnh là thủ đô Paris của Pháp, đứng thứ 9 trong bảng xếp hạng. Ảnh - AFP

“Trừ khi xung đột tại Ukraine leo thang, về cơ bản, chúng tôi dự báo giá cả một số mặt hàng năng lượng, thực phẩm, kim loại sẽ giảm mạnh trong năm 2023 so với mức giá của năm 2022”, theo báo cáo của EIU. Trong ảnh là thủ đô Paris của Pháp, đứng thứ 9 trong bảng xếp hạng. Ảnh - AFP

Theo đó, giá cả hàng hóa trên toàn cầu sẽ tăng trung bình 6,5% vào năm 2023, thấp hơn mức tăng 9,4% ghi nhận vào năm 2022. 
Trong ảnh là thành phố Copenhagen, Đan Mạch, đứng thứ 10 trong danh sách.  Ảnh - AFP

Theo đó, giá cả hàng hóa trên toàn cầu sẽ tăng trung bình 6,5% vào năm 2023, thấp hơn mức tăng 9,4% ghi nhận vào năm 2022. Trong ảnh là thành phố Copenhagen, Đan Mạch, đứng thứ 10 trong danh sách. Ảnh - AFP

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.