• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
An toàn giao thông

Nỗ lực đảm bảo an ninh, an toàn hàng hải

29/11/2014, 09:05

Là một quốc gia ven biển, Việt Nam đã chủ động triển khai Bộ Luật quốc tế về an ninh tàu biển và cảng biển (ISPS) nhằm bảo đảm an ninh hàng hải.

Diễn tập tìm kiếm cứu hộ cứu nạn trong vùng nước cảng biển TP Hồ Chí Minh sáng 15/9/2014
Diễn tập tìm kiếm cứu hộ cứu nạn trong vùng nước cảng biển TP Hồ Chí Minh sáng 15/9/2014

Nhiệm vụ cấp thiết

Trong bối cảnh khủng bố trở thành mối đe dọa an toàn, an ninh toàn cầu, Bộ luật ISPS được Ủy ban An toàn Hàng hải IMO và Nhóm Công tác An ninh Hàng hải khẩn trương xây dựng ngay sau sự kiện 11/9/2001 và được thông qua ngày 12/12/2002 tại Hội nghị các Chính phủ ký kết Công ước Quốc tế về An toàn sinh mạng con người trên biển, 1974 (SOLAS 74/78). Việc tuân thủ bộ luật này trở thành bắt buộc kể từ ngày 1/7/2004 cùng với việc bổ sung vào Bộ luật các biện pháp nâng cao an ninh hàng hải.

Việt Nam đã là thành viên của Công ước SOLAS 74/78 kể từ năm 1991. Do đó, kể từ khi Bộ Luật có hiệu lực, Việt Nam đã xây dựng được một hệ thống pháp lý bảo đảm an ninh hàng hải, bảo đảm tuân thủ đầy đủ các tiêu chuẩn của IMO và các Công ước quốc tế, Nghị quyết của Liên hợp quốc về chống khủng bố và an ninh hàng hải. Đồng thời, Việt Nam cũng rất tích cực tham gia vào các hoạt động quốc tế về phòng, chống khủng bố, cướp biển, bảo đảm tự do hành hải, an toàn, an ninh hàng hải.

Có một bờ biển dài với 44 cảng biển lớn nhỏ, năng lực hàng hóa thông qua hệ thống cảng biển Việt Nam hiện đạt gần 500 triệu tấn/năm, Việt Nam cho đến nay vẫn được coi là điểm đến an toàn của tàu thuyền quốc tế. Điều này góp phần thu hút số lượng lớn tàu thuyền các nước cập cảng.

  Tuy nhiên, tình hình bất ổn trong khu vực và thế giới, đặc biệt suy thoái kinh tế kéo dài, tạo ra những nguy cơ, thách thức mới cho tự do hàng hải, an toàn và an ninh hàng hải. Đặc biệt, trong thời gian gần đây đã xảy ra nhiều vụ việc tàu lạ tấn công tàu ngư dân Việt Nam, các hiện tượng đột nhập trái phép tàu nước ngoài, tàu biển bị hải tặc tấn công yêu cầu tiền chuộc và lấy hàng hóa… nên việc bảo đảm an ninh cảng biển vẫn rất cấp thiết.

Hàng trăm người tham gia diễn tập đảm bảo an ninh hàng hải

Nhằm tạo được sự phối kết hợp tốt giữa các lực lượng có chức năng đảm bảo an ninh, trật tự cho vùng nước cảng biển và đáp ứng được các yêu cầu của Bộ luật ISPS, hàng năm Cục Hàng hải VN tổ chức các cuộc diễn tập an ninh cảng biển trên quy mô lớn. Tại Hải Phòng năm 2011 và tại Thừa Thiên - Huế năm 2012, Cục đã tổ chức thành công hai cuộc diễn tập lớn. Ngày 1/12 tới, Cục Hàng hải VN sẽ diễn tập lần ba tại TP Vũng Tàu.   

Cơ quan phòng vệ bờ biển Mỹ tiến hành kiểm tra, đánh giá việc triển khai thực hiện an ninh của một số cảng biển Việt Nam 2 lần vào năm 2012 và 2014, đã đánh giá rất cao công tác triển khai kiểm soát an ninh hàng hải của cảng biển Việt Nam. Kết quả này tạo điều kiện thuận lợi cho hàng hóa của Việt Nam xuất khẩu sang thị trường thế giới và khu vực. 

Lực lượng được huy động để tham gia diễn tập là hàng trăm cán bộ, chiến sỹ, trong đó có các cán bộ, công nhân viên của ngành Hàng hải (Cục Hàng hải VN, Cảng vụ Hàng hải Vũng Tàu, các doanh nghiệp cảng biển) phối hợp với cán bộ, chiến sỹ lực lượng Cục Chống khủng bố A67, Công an tỉnh, Cảnh sát PCCC, Bộ tư lệnh Cảnh sát biển, Bộ Chỉ huy quân sự và Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh. Bên cạnh đó là một số lượng lớn các phương tiện (ôtô, tàu thuyền), trang thiết bị chuyên dụng, vũ khí, đạn dược, thuốc nổ... của lực lượng trực tiếp tác chiến địa phương cũng được huy động. 

Mục đích của cuộc diễn tập nhằm nâng cao nhận thức và đánh giá tình hình thực hiện Bộ luật Quốc tế về an ninh tàu và bến cảng (ISPS Code), khả năng phối hợp, tổ chức chỉ huy, chỉ đạo; khả năng bảo đảm thông tin, liên lạc, hậu cần; phương án và kỹ năng tác chiến xử lý tình huống khủng bố, thực hành sử dụng trang thiết bị chuyên dụng phục vụ công tác phòng, chống khủng bố trong lĩnh vực hàng hải. Nội dung diễn tập gồm hai phần: Diễn tập vận hành cơ chế và diễn tập thực binh để xử lý bốn tình huống: Thương thuyết giải cứu con tin; rà phá bom mìn; chữa cháy, cứu hộ, cứu nạn và truy bắt đối tượng khủng bố trên biển.

P.D  

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.