Xã hội

Nỗi khổ không giống ai của người giàu khi.... mất nước

19/10/2019, 14:26

Lần đầu tiên Kính cận tôi thấy người giàu khổ hơn người nghèo.

img
Hàng trăm cư dân các chung cư khu vực quận Hoàng Mai, Hà Nooiji xếp hàng chờ nhận nước sạch (ngày 13/10)

Kính cận tôi có anh bạn đồng nghiệp sáng mờ đất đã đến cơ quan, mục tiêu là hứng mấy can nước rồi vội vã cất vào cốp ô tô, chiều chở về nhà.

Chuyện 250 nghìn hộ dân trên tổng số hơn 2 triệu hộ dân Hà Nội bỗng đảo điên vì nước sạch hóa nước bẩn không còn lạ. Vì cả tuần nay, báo chí, mạng xã hội ngập tràn những lời phản ánh, tiếng kêu la.

Chuyện lạ là trong nỗi thống khổ chung đó có nỗi khổ của người giàu, thậm chí họ còn “khổ” hơn những người khác.

“Gia đình khá giả lại là lãnh đạo, lấy nước cơ quan về nhà riêng cũng ngượng, xấu hổ lắm nhưng chả còn cách nào”, anh tâm sự.

Bao năm nay nhà có mỗi hai cái chậu. Giặt đã có máy giặt, tắm thì dùng bồn với vòi hoa sen, rửa rau vo gạo thì đã có bồn rửa, mua chậu làm cái gì, chật nhà. Đột nhiên mất nước, người ta lũ lượt xách xô chậu xuống xếp hàng cả đêm lấy nước từ xe téc để tích trữ. Nhà mình chả có gì đựng đành chống mắt nhìn.

Nhà có điều kiện, anh bạn khoát tay: “Cả nhà lên đi ngủ, sáng mai bố mua chục bình nước đóng chai về cả nhà dùng thoải mái”.

Ai ngờ, được mấy hôm, cô vợ đã khóc rống lên: “Chết rồi. Chuyên gia người ta bảo nước khoáng không đun nấu được. Khoáng chất trong nước phân hủy thành những thứ độc hại, rước bệnh vào người. Mình ăn uống mấy ngày nay rồi, giờ biết làm sao. Tại ông hết. Không có nước cũng chết, có cũng chết. Ông có đi mua ngay nước tinh khiết về thay cho tôi không thì bảo”.

Lao ra siêu thị thì giời ôi, mua tranh bán cướp chả còn bình nào. “Ra đường mua sợ nước không an toàn. Vợ lại bắt đến cơ quan lấy nước về ông ạ. Ngày nào cũng làm 6 can bê về đổ vào bồn tắm tích ở đấy. Nói thật tiết kiệm nước đến mức không dám cả đi vệ sinh ở nhà. Thôi thì lại đưa tiền cho con ra quán uống cốc nước rồi tranh thủ “…” .

“Mà vợ con nó sướng quen rồi giờ bắt nó đi xếp hàng hứng nước, nó không chịu. Nhìn vợ con nhà người khác chịu thương chịu khó mà rầu”, anh bạn đồng nghiệp thở vắn than dài.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.