Xã hội

Nữ giám đốc khuyết tật nhận giải thưởng Kova

15/11/2017, 19:40

Chị Nguyễn Thị Thu Hiền - một nữ giám đốc khuyết tật ở Thanh Hóa được nhận giải thưởng Kova năm nay.

23619004_1208598189273124_2064865732_n (1)

Chị Nguyễn Thị Thu Hiền đang bận rộn với công việc sổ sách hàng ngày của công ty

Ông Lê Hồng Lương, Chủ tịch Hội Người tàn tật và trẻ mồ côi tỉnh Thanh Hóa cho biết: Vào ngày 2/12/2017, chị  Nguyễn Thị Thu Hiền sẽ nhận giải thưởng Kova.

Chị Nguyễn Thị Thu Hiền (ngụ tại phường Đông Thọ, TP.Thanh Hóa) có chiều cao khiêm tốn chỉ 88cm. Thế nhưng chị đã có 2 bằng đại học. Hiện nay chị là Giám đốc Công ty TNHH Suri; Thường vụ Liên chi hội Người khuyết tật tỉnh Thanh Hóa. Và chị Hiền đang là Chủ nhiệm Câu lạc bộ Thanh niên và Sinh viên khuyết tật tỉnh Thanh Hóa.

Giải thưởng Kova là giải thưởng thường niên, dành cho nhiều đối tượng như nhà khoa học, tấm gương Sống đẹp và sinh viên...

dsc06934-1510730611957

Sắp tới chị Hiền sẽ vinh dự được nhận giải thưởng Kova

Theo ông Lương, hiện nay toàn tỉnh Thanh Hóa có 217.000 người khuyết tật và 21.600 trẻ mồ côi. Đặc biệt, có hàng ngàn gia đình có từ 2 đến 5 người khuyết tật, hàng vạn người khuyết tật bị từ 2 đến 3 dạng tật. Họ gặp nhiều khó khăn, cản trở trong cuộc sống, rất cần sự trợ giúp tích cực từ gia đình, cộng đồng, xã hội và Nhà nước.

Trong số 217.000 người khuyết tật có 30% trẻ em khuyết tật nặng, trẻ em thiểu năng trí tuệ, bại liệt, tự kỷ, nhiều em chưa có cơ hội cắp sách đến trường; cuộc sống của các em đặc biệt khó khăn, thiếu một mái ấm gia đình, thiếu tình yêu thương của cha mẹ, người thân, các quyền cơ bản của trẻ em chưa được bảo đảm vững chắc.

“Đời sống của người khuyết tật còn gặp nhiều khó khăn, gia đình thuộc diện nghèo đói, đa số sống ở khu vực nông thôn, sức khỏe yếu, thiếu vốn sản xuất, thiếu tư liệu sản xuất, thiếu kiến thức làm ăn. Họ gặp rất nhiều khó khăn trở ngại trong đi lại và giao tiếp xã hội”, ông Lương cho biết.

Cũng theo ông Lê Hồng Lương, những năm qua cũng đã có hàng trăm tấm gương điển hình tiên tiến xuất hiện trong các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, trong học tập, lao động sáng tạo, doanh nghiệp khởi nghiệp. Ngoài chị Hiền, còn có một trường hợp điển hình khác là anh Lê Văn Tuấn, ở xã Đông Thịnh, huyện Đông Sơn, bị khuyết tật nặng ở đôi chân. Anh Tuấn tốt nghiệp đại học Hồng Đức trở về dạy học ở làng. Sau 9 năm dạy học, số lượng học sinh của anh đã lên tới hàng nghìn em; có khoảng 700 em đậu vào các trường đại học, cao đẳng trên toàn quốc.

Anh Tuấn được nhận học bổng; nhiều Bằng khen, Giấy khen các cấp, các ngành; được giải phóng sự ngắn với tiêu đề “Tôi không khuyết tật” và giải C báo chí toàn quốc. Ngày 22/1/2014, anh Tuấn còn được nhận thư khen của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang về việc góp phần vào sự nghiệp trồng người của đất nước.

Truyền hình giao thông:

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.