Thời sự Quốc tế

Ai đứng sau “nữ hoàng” bán hàng online, mỗi buổi “chốt” đơn cả triệu USD?

10/06/2020, 09:24

Mỗi buổi livestream, Hoàng Ngụy có thể "chốt" lượng đơn trị giá cả triệu USD. Đứng sau sự thành công của người phụ nữ xinh đẹp này là ai?

img
Hoàng Ngụy - nữ hoàng bán hàng online ở Trung Quốc.

Theo Bloomberg Asia, nữ hoàng bán hàng online qua hình thức livestream người Trung Quốc này có biệt danh là Viya, một triệu phú trẻ tuổi, xinh đẹp. Nữ “siêu sao bán hàng” của Trung Quốc có độ nổi tiếng và thu hút người xem hơn cả chương trình “ Sunday Night Football” ở Mỹ và vẫn đang thống trị ngành mua sắm trực tuyến trị giá tới 60 tỷ USD tại Trung Quốc.

Có thể bán tất cả, từ trang bị quân sự đến xe hơi

Tên thật của “nữ hoàng” Viya là Hoàng Ngụy, năm nay cô mới 34 tuổi. Vào tháng 4 vừa qua, Hoàng Ngụy đã rao bán thành công một chiếc ống phóng tên lửa với giá khoảng 40 triệu nhân dân tệ (khoảng 5,6 triệu USD).

Bloomberg cho hay, các chương trình giải trí trực tuyến kết hợp mua sắm online mà cô chủ trì cho những người theo dõi và hâm mộ (fans) ở Trung Quốc có bản chất những chương trình tạp kĩ, một phần là quảng cáo và phần còn lại là trò chuyện, tán gẫu theo nhóm.

Vào tháng 5/2020, Hoàng Ngụy đạt kỉ lục về số người xem với hơn 37 triệu người trong một lần livestream, nhiều hơn cả lượt xem trong tập cuối series phim “Trò chơi Vương quyền” hay Lễ trao giải Oscars hoặc chương trình “Sunday Night Football” được phát trên NBC của Mỹ.

img
Hoàng Ngụy bán đủ mặt hàng khi livestream.

Mỗi đêm, khán giả của Viya đều đặt những đơn hàng trị giá hàng triệu USD, những thứ bán được nhiều nhất là các mặt hàng liên quan đến mỹ phẩm, thiết bị gia dụng, thực phẩm chế biến sẵn hoặc quần áo, nhưng Viya cũng chuyển hướng sang bán cả những mặt hàng có giá trị lớn như nhà cửa và xe cộ.

Vào ngày lễ Độc Thân, sự kiện mua sắm lớn nhất trong năm ở Trung Quốc, doanh thu bán hàng của Hoàng Ngụy đã đạt hơn 3 tỷ nhân dân tệ. Trong khi dịch bệnh Covid-19 bùng phát, khiến hầu hết người Trung Quốc phải ở nhà, điều này lại giúp các chương trình của cô tăng gấp đôi số lượng người xem.

Trong thời đại mà tất cả chúng ta đều mua sắm tại nhà, Viya chính là một tầm nhìn về tương lai của thị trường bán lẻ. Mua sắm trực tuyến là sự hội tụ tự nhiên của một số xu hướng công nghệ hiện đại bao gồm hoạt động truyền phát trực tuyến với sự tham gia của những người có tầm ảnh hưởng và ở đó, những người này có thể tương tác với khán giả và thương mại hóa các sản phẩm.

Lôi kéo các doanh nghiệp có sản phẩm

Các kênh mua sắm trực tuyến cũng dẫn dắt các công ty đến gần hơn với nhu cầu và kích thích sự tiêu dùng của khán giả. Các thương hiệu như Tesla, Procter, Gamle và ngay cả siêu mẫu Miranda Kerr (hiện đang là một doanh nhân trong lĩnh vực làm đẹp) đã chọn Viya trong số rất nhiều người khác để giới thiệu các sản phẩm của họ đến với thị trường Trung Quốc.

Theo số liệu gần đây của công ty thương mại điện tử khổng lồ Alibaba, vào năm 2018, Viya – “Nữ hoàng” trong hệ thống mua sắm trực tuyến trị giá 60 tỷ USD của Trung Quốc đã kiếm được khoảng 30 triệu nhân dân tệ.

Điều này sẽ không đem lại kết cục tốt đẹp cho ngành bán lẻ truyền thống – vốn dĩ đã dễ bị kiểm soát bởi hoạt động mua sắm trực tuyến. Đại dịch Covid-19 và sự suy thoái kinh tế sau đó đã làm giảm doanh số và lượng khách mua hàng của các doanh nghiệp bán hàng truyền thống.

img
Hoàng Ngụy trong livestream bán xe hơi Tesla.


Theo khảo sát nghiên cứu của công ty Forrester, ngành bán lẻ truyền thống của các mặt hàng liên quan đến lĩnh vực dược mỹ phẩm dự kiến sẽ giảm 20% trong năm nay.

Các công ty lớn như J.C. Penney, J.Crew và Pier One Imports đã lần lượt nộp đơn khai phá sản. Khi chưa được tiêm vaccine phòng dịch thì liệu việc thử quần áo hay son môi tại quầy mỹ phẩm còn thu hút người tiêu dùng như trước đây nữa không?

Vào một buổi tối muộn trong tháng 5 vừa rồi, Hoàng Ngụy nói “ Tôi xác định mình là người giúp khách hàng đưa ra lựa chọn – Tôi cần phải suy nghĩ về nhu cầu của họ.”

Và Hoàng Ngụy đã mặc tất cả các mặt hàng được bán trong buổi phát livestream hôm đó, từ quần đen , áo phông trắng, mũ bóng chày Yankees cho đến đôi hoa tai dài bằng bạc. Hoàng Ngụy cho biết cách ăn mặc của cô hoàn toàn có chủ ý để tạo sự thân mật với hầu hết những người xem đang cầm điện thoại.

Viya nói thêm: “Tham vọng của tôi là cung cấp mọi thứ mà người hâm mộ cần. Tất cả mọi thứ, từ chuông cửa, thảm, bàn chải đánh răng, đồ nội thất hay những tấm nệm trải giường...”.

Thành công ở Trung Quốc nhưng chưa chắc đã gặp may ở nước ngoài

Mô hình được các nhà phân tích của Bloomberg gọi là “bán hàng qua livestream” dường như quen thuộc với nhiều người ở Mỹ và một số nước khác.

Giai đoạn đầu tiên của sự phát triển mô hình phân phối hàng hóa này bắt đầu từ những nhà phi thương mại tiên phong, có thể kể đến là chương trình “ But wait, there’s more” do Ron Popeil chủ trì, the Home Shopping Network, Oprah’s Book Club và nghệ sỹ Kim Kardashian.

Amazon cũng đã thử nghiệm ý tưởng này trong hơn một năm, gần đây nhất là bản hợp đồng hợp tác với hai ngôi sao của chương trình “ Project Runway” là Heidi Klym và Tim Gunn để cho ra một dòng sản phẩm phụ kiện và bán những sản phẩm mới ra mắt.

Facebook cũng cố gắng thu hút người dùng mua sắm trên nền tảng của mình trong nhiều năm. Tháng 5 vừa qua, Facebook đã thông báo hợp tác với Shopify để tích hợp ứng dụng mua hàng và mạng xã hội Instagram.

img
Ekip quay phim của Hoàng Ngụy chuẩn bị cho một buổi livestream bán xe hơi.


Benedicts Evans, một nhà phân tích độc lập, người đã kiểm soát công nghệ của Thung lũng Silicon và London trong 20 năm nói rằng “những nhân vật gây ảnh hưởng, tính năng livestream, điện thoại thông minh (smartphones) và khán giả xem trực tuyến – những thứ này đều rất phổ biến ở Trung Quốc.”

“Thật khó để dự đoán trước được điều gì, nhưng tôi e rằng những người bán hàng online có sức ảnh hưởng tại Trung Quốc sẽ khó có thể thành công nếu buôn bán ngoài lãnh thổ nước này.” – ông Benedicts Evans nhận định.

Rõ ràng, không có nơi nào tiềm năng hơn cho mảng bán hàng qua livestream ngoài Trung Quốc, nơi sự bùng nổ về công nghệ cho phép việc mua sắm qua mạng trở thành thói quen gắn bó sâu sắc với người tiêu dùng và là công cụ quan trọng cho các nhà bán lẻ.

Ở phương Tây chưa hoàn toàn áp dụng nhiều hình thức bán hàng qua livestream này. Hiện tại, các nước phương Tây vẫn duy trì hàng loạt các cửa hàng offline, các thị trường trực tuyến bất sáng tạo, đề xuất bán hàng qua quảng cáo trên mạng xã hội, thiết bị xử lí hoạt động thanh toán và các website trung gian.

Trong khi đó, công nghệ từ công ty Alibaba của Trung Quốc cho phép người dùng đồng thời xem tính năng phát trực tuyến trên mạng xã hội, trò chuyện với những người xem khác, dễ dàng lựa chọn và chi trả cho một sản phẩm. Tất cả các thao tác đều được thực hiện cùng một lúc. Điểm quan trọng nhất là không có bất kì khó khăn nào giữa việc giải trí và mua sắm.

Lin Qu, một nhân viên công nghệ 30 tuổi ở Hàng Châu cho biết “ Tôi không thể bỏ lỡ các buổi phát livestream của Viya.”

Sau khi đặt đứa con trai 4 tuổi của mình lên giường, cô Qu thường vừa để livestream của Viya chạy trên điện thoại smartphone, vừa tập yoga hoặc xem TV trên ghế .

Gần ở như ở mỗi buổi phát, cô đều click mua hàng nếu trong ví điện tử còn tiền. Nỗi lo sợ khi bỏ lỡ bất kì buổi phát livestream nào đã khiến cô phải cố gắng xem chúng mỗi ngày, cô nói thêm: “ Điều gì sẽ xảy ra nếu có một sản phẩm tốt được quảng cáo và tôi không kịp click mua hàng? Thật là đáng tiếc.”

Đó là điều thúc đẩy các công ty Trung Quốc khao khát gây ấn tượng với tầng lớp trung lưu đang phát triển ở nước này – những người đã có kinh nghiệm trong việc nhận dạng hàng giả, hàng nhái.

Theo báo cáo từ Viện toàn cầu McKinsey, từ năm 2010 đến 2017, Trung Quốc đã đóng góp một phần ba cho sự tăng trưởng tiêu dùng toàn cầu, và vai trò của nước này lại tiếp tục được thiết lập khi nền kinh tế Trung Quốc đang dần hồi phục sau đại dịch.

Trong 10 năm tới, sự tăng trưởng lượng tiêu thụ của Trung Quốc dự kiến sẽ ngang bằng với sự tăng trưởng tiêu thụ của Hoa Kỳ và Tây Âu cộng lại.

Helen Lu, người phát ngôn chi nhánh Greater China thuộc công ty Procter & Gamble cho biết, các khách hàng thường chuyển từ trạng thái nhận thức sang quan tâm đến sản phẩm. Sau đó, họ mua hàng, lí tưởng hóa mặt hàng và cuối cùng là trung thành với sản phẩm đó.

Helen Lu nói :” Nếu có thể làm việc với những streamers hàng đầu như Viya thì quá trình này sẽ rút ngắn hơn rất nhiều.”

Ai đứng đằng sau “nữ hoàng livestream”

img
Hoàng Ngụy (bên trái) nhận được sự hỗ trợ và giúp đỡ của người chồng thành đạt.

Gần như tối nào Viya cũng đều phát video trực tiếp trên mạng xã hội từ một studio nhỏ trong trụ sở làm việc của cô. Đó là một kho chứa nằm ở tầng 10 trong trung tâm công nghệ Hàng Châu của Trung Quốc. Buổi phát chỉ là một phần nhỏ của Tập đoàn Qianxun - doanh nghiệp gồm 500 nhân viên.

Doanh nghiệp này chịu trách nhiệm quản lí cho hàng chục streamers, kiểm soát lượng hàng bán lẻ và quản lí chuỗi cung ứng. Các kế hoạch trong tương lai của tập đoàn này sẽ bao gồm công việc tư vấn và là đại lý quảng cáo cho các thương hiệu muốn tiếp cận những người xem livestream, kết hợp với truyền thông đa phương tiện.

Trong tháng này, công ty cũng có kế hoạch huy động tiền từ các nhà đầu tư, bắt đầu đảm nhận vai trò đối tác chiến lược vào cuối năm nay. Và, vào năm 2025, công ty Qianxun sẽ niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán.

Giám đốc điều hành tập đoàn Qianxun, Alves Huang (hay còn được biết với cái tên Aoli) là anh họ của Viya (chồng của Viya hiện cũng đang là chủ tịch Tập đoàn này).

Alves Huang cho biết “ Năm nay là một bước ngoặt của ngành công nghiệp bán hàng qua livestream. Tôi đã nói điều này trước khi đại dịch Covid-19 bùng phát. Tuy nhiên, đại dịch đã buộc nhiều nhà bán lẻ offline phải chuyển sang hình thức kinh doanh online và điều đó khiến nhiều người nổi tiếng cũng tham gia vào việc này. Nhờ vậy, càng có nhiều người từ khắp mọi nơi chú ý đến hoạt động livestream bán hàng trên mạng xã hội.”

Văn phòng của Alves Huang nằm trên tầng bốn, cạnh phòng họp nơi Viya và team của cô chọn lọc các sản phẩm. Các studio phục vụ việc phát livestream ở trên tầng năm.

Nhưng, thứ đáng chú ý nhất ở đây chính là một cửa hàng bách hóa tư nhân ở tầng hai và tầng ba. Diện tích của cửa hàng rộng hơn 10.000 mét vuông, tương đương khoảng 1,5 sân bóng đá, với mỗi góc đều có màn hình sẵn sàng thu hút sự chú ý của khách hàng ở những góc gần nhất và xa hơn nữa trong showroom.

Trong một chương trình giới thiệu các sản phẩm Hàn Quốc và một số sản phẩm của Australia và New Zealand, mặt hàng thực phẩm và đồ gia dụng được xếp trong một khu vực lớn, theo sau đó là quần áo và các phụ kiện, được phân loại theo từng khu khác nhau như: kính râm, túi thời trang, phụ kiện ngọc trai, giày thể thao, đồ ngủ, quần jean, đồ lót.... Với ánh sáng rực rỡ và dịu nhẹ, trong suốt chương trình, các streamer có thể phát trực tiếp từ bất kì lối đi nào mà họ muốn.

Giám đốc điều hành Alves Huang cho biết “ Viya có đủ tầm ảnh hưởng của một ngôi sao để tập hợp tất cả những gì cô ấy muốn từ những công ty khao khát được góp mặt trong buổi phát của Viya. Showroom của công ty chúng tôi phục vụ cả một cộng đồng streamer, bao gồm hơn 40 người. Và trong vòng 3 năm, số lượng streamer sẽ tăng lên đến 100 người.

Tất cả những streamers này đều cần một dòng sản phẩm ổn định để giới thiệu đến khách hàng, đây là cách để họ chứng minh rằng các streamer có thể thúc đẩy doanh số bán hàng. Các thương hiệu phải trả tiền để có một vị trí nổi bật trên kệ trong showroom của Công ty Qianxun, giống như việc họ vẫn thường làm khi bán hàng offline.

Team của Viya nói rằng lí do Viya thành công và nổi tiếng như vậy là vì cô luôn kĩ tính và kén chọn thay cho khách hàng của mình. Một ngày một lần, các team của cô đều phải trình bày về những sản phẩm hàng đầu của họ.

Trong một buổi phát livestream gần đây, vài chục nhân viên đã đứng chật kín trong phòng họp vào 1h sáng, háo hức trông chờ đồng nghiệp của họ sẽ đưa ra sản phẩm gì và lắng nghe Viya sẽ nhận định ra sao.

Viya nhận xét một vài sản phẩm: cái máy cạo râu thường gây tiếng ồn, kẹo đường thì quá ngọt, khay đá Pappa Pig bằng silicon thì có khả năng dễ vi phạm bản quyền.

Cô cũng rất nhạy cảm với giá cả các mặt hàng. Viya cầm một chiếc bật lửa butan kiểu Zippo và nói “ Không đời nào các nhãn hàng bán thứ này với giá 399 tệ rồi lại muốn chúng ta bán nó với giá 389 tệ.” “ Hãy mặc cả cái bật lửa này dưới giá 300 tệ đi.”

Mặt hàng tốt với giá phải chăng là không đủ để tạo nên sức bật ở thị trường đông đúc như Trung Quốc, chứ đừng nói đến chuyện làm giàu. Andy Yap, một nhà tâm lý học xã hội tại trường kinh doanh INSEAD ở Singapore từng nói rằng:

“Các buổi livestream của Viya quả thật là một lớp học chuyên sâu về kĩ năng bán hàng. Trong các buổi phát, cô ấy rất duyên dáng, gần gũi mà không cần gắng sức quá nhiều để bán được hàng”.

Xuất thân từ tỉnh An Huy

img
Một buổi làm việc của Hoàng Ngụy.

Nhưng sự thật là, trước khi thành công, Viya đã làm công việc này trong khoảng thời gian dài. Sinh ra trong một gia đình có một cửa hàng bán lẻ ở tỉnh An Huy, năm 18 tuổi, Viya đã cùng người bạn trai tên là Dong Haifeng, nay là chồng của cô, mở một cửa hàng riêng tại Bắc Kinh.

Chồng Viya khi đó điều hành việc kiểm kê hàng hóa và quản lí giai đoạn cuối của quy trình sản xuất. Viya thì làm mẫu và bán các loại trang phục.

Với khao khát chinh phục đỉnh cao mới, vào năm 2005, Viya đã giành chiến thắng trong cuộc thi “Super Idol” trên chương trình truyền hình thực tế của tỉnh An Huy. Trong suốt khoảng thời gian gia nhập nhóm nhạc pop, cuối cùng, cô đã trở thành một nhà bán lẻ.

Viya và anh Dong đã mở các cửa hàng ở tỉnh Tây An, miền Trung Trung Quốc, nhưng đến năm 2012, họ đã chuyển toàn bộ hoạt động kinh doanh sang mô hình bán hàng online.

Vào năm 2016, khi công ty Taobao cho ra mắt kế hoạch triển khai mô hình bán hàng qua livestream, Viya đã trở thành một trong những tân binh đầu tiên gia nhập dự án này.

Là một sự kết hợp giữa những màn giới thiệu hấp dẫn và doanh số bán hàng, mô hình kinh doanh qua livestream quả thật phù hợp với Viya.

Vào mùa Xuân vừa qua, khi cô và ê-kíp chương trình đặt chân đến Vũ Hán để quảng bá các sản phẩm của thành phố bị dịch bệnh tàn phá, Viya đã tập trung quảng cáo các món ngon địa phương như tôm càng và cổ vịt nêm gia vị.

Khi trả lời câu hỏi của người xem trực tiếp, cô đã không tiếc lời khen ngợi hương vị của các món ăn, đồng thời Viya cũng trả lời về việc giao hàng miễn phí tới các thành phố xa xôi hay độ cay của một món ăn vặt.

Công nghệ "móc túi" khách hàng

Và, tất nhiên, chỉ cần trong kho còn hàng thì mọi sản phẩm luôn sẵn có với mức giá được chiết khấu. Link mua hàng sản phẩm sẽ chỉ xuất hiện sau khi Viya hoàn thành việc đếm ngược: “5,4,3,2,1”.

Nếu một thỏa thuận mua hàng hết hạn, thì sau hậu trường, Viya sẽ thi thoảng thay mặt khán giả xin các nhà sản xuất phát thêm thời lượng chương trình.” Đây là một vấn đề có thật – nhóm nghiên cứu đang theo dõi việc kiểm kê hàng hóa và doanh thu bán hàng trong thời gian phát sóng và đó cũng là chiến thuật bán hàng của các chương trình này.

Andy Yap, một nhà tâm lí học xã hội của trường kinh doanh INSEAD cho biết: “Nhận thức về sự khan hiếm là công cụ tâm lí mạnh mẽ khiến con người nhanh chóng hành động và điều này đã thôi thúc họ mua hàng.

Trong một đoạn video livestream, việc mua hàng thậm chí còn dữ dội hơn vì thời lượng phát sóng ngắn hơn và có rất nhiều người xem khác có thể là khách hàng tiềm năng. Do vậy, mọi người thưởng cảm thấy mình phải mua món hàng đó ngay lập tức.”

img
Nghề livestream bán hàng đang thu hút rất đông những ngôi sao trẻ ở Trung Quốc.


Được thúc đẩy bởi công nghệ

Trong khi đó, công ty công nghệ Alibaba đang làm cho việc mua sắm trở nên thực sự dễ dàng. Người dùng chỉ cần đăng nhập để xem hàng trên Taobao, địa chỉ giao hàng và thông tin thanh toán của họ sẽ được lưu trữ trên trang mua sắm online của công ty.

Viya sử dụng tính năng quay xổ số của nền tảng mua sắm để trao quà miễn phí cho khách hàng trong suốt buổi phát trực tiếp, điều này khiến người xem tham gia và bắt đầu click.

Khi người mua chọn một sản phẩm, cửa sổ phát sẽ nhỏ hơn nhưng không đóng lại. Khi giao dịch bán hàng kết thúc, cửa sổ sẽ tự động mở ra. Viya vẫn vừa nói chuyện và quảng cáo cho đơn hàng tiếp theo.

Việc mua sắm qua livestream ở các nước khác có bắt kịp Trung Quốc hay không dường như phụ thuộc một phần vào khả năng các công ty như Amazon và Facebook tích hợp các dịch vụ giải trí với việc mua sắm và thanh toán.

Evans, một nhà phân tích độc lập cho biết đến bây giờ, bạn có thể tìm hiểu về một sản phẩm trên Instagram, nhưng bạn không thể mua nó trên nền tảng này.

Trong khi đó, Amazon lại gặp phải vấn đề ngược lại: công ty rất giỏi trong việc bán hàng, nhưng hãng này chỉ bán được sản phẩm khi khách hàng biết họ thật sự muốn gì.

Ở Trung Quốc, người dùng dành nhiều thời gian hơn cho các “siêu ứng dụng” (superapps). Cụ thể, các superapps ở đây là của Alibaba, có mặt ở khắp mọi nơi: cơ sở hạ tầng của Alibaba hỗ trợ cho các web mua sắm Taobao và Tmall, các chi nhánh ngân hàng và tín dụng Ant Financial, Alipay và Sesam Credit; đồng thời Alibaba cũng là lực lượng hỗ trợ Cainiao xử lí việc vận chuyển và trao trả lại hàng hóa.

img
Hoàng Ngụy giới thiệu các sản phẩm gia dụng.


Viya nói “Môi trường sẽ quyết định đến thói quen tiêu dùng của bạn.” Cụ thể, điều quan trọng nhất là phải xây dựng được niềm tin với khách hàng, để làm được điều đó, khách hàng cần có niềm tin vững chắc vào Taobao.

Người dùng biết rằng họ sẽ không mua phải hàng fake từ nền tảng của chúng tôi, họ tin tưởng hệ thống cung ứng đảm bảo độ tươi ngon của thực phẩm họ đặt mua và họ cũng tin tưởng vào các dịch vụ mà chúng tôi tạo ra. Đó mới là điều kiện tiên quyết dẫn đến thành công của Taobao.”

Cuộc đua đã bắt đầu

Ngoài lãnh thổ Trung Quốc, công nghệ bán lẻ trực tuyến dường như đang dần hiện diện. Mối quan hệ hợp tác của Facebook với Shopify giúp Instagram tiến xa hơn một bước. Các game thủ streamers nhận được tiền tip từ người hâm mộ cũng kiếm thêm thu nhập từ các nền tảng đó.


Các công ty cá độ cũng đang vận hành theo cách tương tự, phát triển các nền tảng các cược thể thao trực tuyến và cho chạy song song với các sự kiện thể thao trực tiếp.

Tập đoàn Alibaba đang xây dựng hình tượng cho những nhân vật có tầm ảnh hưởng ở phương Tây. Vào tháng 4 vừa qua, công ty TikTok parent ByteDance đã ra mắt chương trình mua sắm của riêng mình với sự tham gia của những nhân vật có tầm ảnh hưởng ở Trung Quốc.


Tập đoàn Procter & Gamle, tập đoàn chi nhiều tiền cho quảng cáo nhiều hơn bất kì công ty toàn cầu nào, hiện đang là đối tượng thu hút sự quan tâm lẫn trong và ngoài nước.

Anh Lu – người phát ngôn của Tập đoàn cho biết “ Khi các giám đốc điều hành từ các công ty trên toàn thế giới đến với Trung Quốc, công ty chúng tôi đảm bảo rằng họ sẽ được giới thiệu về mô hình bán hàng qua livestream”.

Anh Lu cũng cho rằng “Việc cho những công ty nước ngoài trải nghiệm bán hàng qua livestream (không chỉ trải nghiệm việc xem mà họ còn được phát sóng chương trình của riêng mình) trong khoảng thời gian nửa tiếng hoặc hơn thế đã trở thành một hoạt động không thể thiếu của công ty chúng tôi.

Chúng tôi còn đào tạo và dạy họ học cách làm việc như Viya. Công ty P&G cũng tổ chức các kênh mua sắm trực tuyến riêng tại Trung Quốc. Khi công ty và Viya không có cùng mục tiêu định hướng thì điều này sẽ dẫn đến sự căng thẳng giữa các doanh nghiệp cung cấp sản phẩm, người nổi tiếng tham gia bán hàng và các nền tảng thực hiện việc giao dịch online”.

img
Mua sắm online đang bùng nổ tại Trung Quốc đem lại cơ hội cho rất nhiều người vốn có tầm ảnh hưởng ở mọi lĩnh vực khác nhau.


Sẽ sớm nở tối tàn?

Để củng cố uy tín của mình, các streamer thường yêu cầu các thương hiệu giảm giá và thêm các tiện ích cho sản phẩm mà họ quảng cáo. Và hiệu quả lâu dài của một chương trình khuyến mãi thành công thường ở mức trung bình.

Roger Huan, Giám đốc điều hành cho Saville & Quinn – một công ty chăm sóc da của Anh cho biết, so với với 40% khách hàng trực tiếp mua hàng tại Tmall thì chỉ có dưới 10% khách hàng có xu hướng tiếp tục mua sản phẩm sau khi xem livestream.

“Xu hướng bán hàng qua livestream chỉ như một làn sóng mới nổi, và rồi nó sẽ kết thúc. Sở dĩ nhiều người mua hàng trên kênh của Viya vì họ là fan của cô ấy. Bán hàng qua livestream rất hiệu quả nhưng chúng ta không thể nghiện tính năng này được.” - ông Roger Huan nhận định.

Về Viya, sức ảnh hưởng của cô được xây dựng từ chính tên tuổi của mình, sau đó, Viya và team đã nuôi số lượng fan theo dõi. Nếu một người xem phàn nàn về sản phẩm trong cuộc trò chuyện trực tuyến trên buổi phát livestream, thì Viya sẽ lưu ý điều đó và khắc phục tình trạng này.

Người hâm mộ thường gọi cô là Dora - Viya, một sự thần phục đối với nhân vật Doraemon – nhân vật hoạt hình có khả năng du hành thời gian và thực hiện được mọi điều ước.

Trong những tuần tồi tệ nhất của đại dịch Covid, Viya đã hứa với người hâm mộ sẽ đến thăm Tháp Sếu Vàng ở Vũ Hán. Vào cuối tháng 4, sau khi thành phố mở cửa trở lại, ê-kíp của Viya đã lái xe 11 tiếng đồng hồ để đến với di tích lịch sử hơn 2000 năm tuổi.

Trong một video được quay trước tòa tháp, Viya hô to : “Cùng chung tay giúp đỡ Hồ Bắc”. Sau đó, cô đưa ra khẩu hiệu nổi tiếng : “ Hãy cố lên, Hồ Bắc!”.

Trước khi chương trình của Viya được phát trực tuyến vào tối hôm đó, đoạn phim đã được tung ra như một phần trong video tưởng niệm về sự hồi phục của thành phố Vũ Hán.

Vào thời điểm Viya xuất hiện trong bộ đồ màu vàng và đôi giày thể thao màu trắng để chuẩn bị ghi hình, đã có hơn 160.000 người đăng nhập vào và chờ đợi buổi phát video livestream.

Viya gửi lời chào đến những người hâm mộ như thể từ rất lâu mới gặp lại họ: “ Xin chào, xin chào.” Cô ấy vẫn chào các fan hâm mộ như vẫn hay chào trong các buổi phát sóng : “ Tôi đây! Tôi đây! Tôi đây! Tôi đây!”.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.