Pháp đình

Ông Phạm Công Danh: Sức khỏe kém, mắt mờ nhưng xin nhận sai phạm

15/01/2018, 18:24

Chiều 15/1, TAND TP.HCM tiếp tục phiên xét xử sơ thẩm vụ án Phạm Công Danh.

photo1515987765978-1515987765978

Ông Phạm Công Danh

Tại phiên tòa chiều nay (15/1), ông Phạm Công Danh cho biết, vì sức khỏe kém, mắt cũng kém, nên không xem rõ ràng nhưng nhận toàn bộ sai phạm trong cáo trạng đã nêu.

Trả lời HĐXX, bị cáo Đinh Việt Cường (nguyên Giám đốc khối doanh nghiệp ngân hàng Tiên Phong) nêu nhiều chỗ trong cáo trạng chưa chính xác. “Bị cáo chỉ đồng ý 4 hồ sơ vay vốn (4/11 hồ sơ), đồng ý về quy trình để trình lên Ủy ban tín dụng. Ý kiến thứ 2, cáo trạng xác định bị cáo trực tiếp cho vay. Thực tế ở ngân hàng bị cáo không có thẩm quyền trực tiếp cho vay. Ý kiến thứ 3, liên quan tài sản đảm bảo, cáo trạng nói chỉ có 1 chữ ký, thiếu 2 chữ ký của bộ phận thẩm định và quản lý rủi ro. Ý kiến thứ 4, bị cáo chỉ phụ trách một phần liên quan gói cho vay, là quản lý cấp trung, nên trong quá trình cho vay như cáo trạng nêu thì bị cáo mong HĐXX xem xét. Ý kiến thứ 5, trong cáo trạng nêu bị cáo sử dụng công ty và ủy quyền để cho vay chưa thực sự xác đáng” bị cáo Cường nêu.

Tiếp tục trả lời HĐXX, bị cáo Cường thừa nhận nhận mình là người đề xuất Thịnh Phát vào danh sách 11 công ty để đầu tư trái phiếu. “Khi bị cáo nghe chị Thủy nói việc giới thiệu công ty vào vay vốn để đầu tư trái phiếu, bị cáo nghĩ rằng đây là cơ hội kinh doanh tốt để đầu tư nên bị cáo đề xuất. Bị cáo thấy rằng đây là khoản đầu tư tốt, Thiên Thanh cũng có khả năng đầu tư…”

Tại tòa, bị cáo Đặng Thị Bích Thủy (nguyên phó giám đốc khối doanh nghiệp, Giám đốc trung tâm kinh doanh hội sở TPBank ) khai giới thiệu cho Đinh Việt Cường 1 hồ sơ, Nguyễn Việt Hà 6 hồ sơ.

Ngay lập tức, HĐXX hỏi bị cáo Nguyễn Việt Hà: “Bị cáo cho biết có đúng như vậy không?”. Bị cáo Hà trả lời: “Về bản chất không phải như vậy. Là người giới thiệu Đinh Việt Cường cho Phan Thành Mai. Sau đó hai bên thống nhất, Đinh Việt Cường báo cho bị cáo về gói sản phẩm, và được hưởng chênh lệch lãi suất giữa trái phiếu với lãi suất cho vay doanh nghiệp”.

“Vì sao các doanh nghiệp này lại được VNCB bảo lãnh?”, HĐXX tiếp tục hỏi. Bị cáo Hà đáp: “Bị cáo không rõ, chỉ biết rằng thế chấp bằng chính trái phiếu doanh nghiệp”.

Theo bị cáo Hà, Phần lợi nhuận được tạo ra trong đợt phát hành trái phiếu này Ngân hàng Xây dựng hưởng lợi 72 tỷ. Trên cáo trạng ghi bị cáo chỉ đạo phát hành trái phiếu. Bị cáo hiểu rằng bị cáo chỉ cung cấp biểu mẫu, chứ không chỉ đạo, cũng không nghiên cứu tính pháp lý phát hành 2 trái phiếu này .

Qua đó, HĐXX nhận định, chính vì không tìm hiểu nên thực tế là Thiên Thanh và Trung Dung chưa đủ điều kiện phát hành trái phiếu. "Mình đầu tư thì phải xem xét tính pháp lý để xem có lợi nhuận không. Bị cáo chủ quan vì người đầu tư đã có, bên phát hành có nên không tìm hiểu và gây ra sự việc", đại diện HĐXX nói.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.