Hồ sơ tài liệu

Phán quyết của Tòa Trọng tài sẽ "dồn Bắc Kinh vào góc tường"

13/07/2016, 16:06
image

Phán quyết mà Tòa trọng tài quốc tế ban hành về Biển Đông dồn các lãnh đạo Trung Quốc vào thế bí

Trung Quốc tập trận trên Biển Đông

Trung Quốc sẽ tiếp tục các hoạt động quân sự trên Biển Đông trong vài tuần, vài tháng tới - các chuyên gia nhận định

Phán quyết đưa ra ngày 12/7 của PCA đã bác bỏ các tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc trên Biển Đông, buộc Bắc Kinh phải trả lời câu hỏi hóc búa - Phản ứng như thế nào: Lờ đi luật pháp quốc tế hay thừa nhận phán quyết và rút lui trên Biển Đông.

Trong số các quyết định được Thường trực đưa ra có việc bác bỏ giá trị các tuyên bố về quyền lịch sử của Trung Quốc đối với cái gọi là "đường chín đoạn" bao phủ gần hết Biển Đông. Phán quyết cũng yêu cầu Bắc Kinh không được tuyên bố sử dụng vùng đặc quyền kinh tế cũng như chỉ trích hàng loạt hành vi của nước này từ xây dựng bồi đắp đảo nhân tạo trái phép đến việc hủy hoại môi trường biển.

Phán quyết ngày 12/7 không chỉ làm thay đổi động lực trong cuộc đua giữa Trung Quốc và Mỹ đang ngày càng gát gao khi Bắc Kinh tăng cường thực hiện các hoạt động nhằm củng cố tuyên bố chủ quyền cũng như thách thức sự hiện diện quân sự của Mỹ bằng việc triển khai các hoạt động hải quân và tuần tra bờ biển, xây dựng 7 đảo nhân tạo.

Phán quyết còn thu hẹp phần lớn khu vực mà Trung Quốc có thể tuyên bố chủ quyền hàng hải và mở ra cánh cửa cho phép các nước có cùng tuyên bố chủ quyền trên Biển Đông có thể thực hiện biện pháp pháp lý tương tự. Đồng thời, phán quyết mang tính bước ngoặt này cũng cho phép các tàu hải quân nước ngoài tiếp cận không hạn chế hai hòn đảo nhân tạo lớn nhất mà Trung Quốc bồi đắp trái phép. Phán quyết sẽ dồn Trung Quốc vào thế bí, loay hoay giữa hai lựa chọn: "Phủ nhận phán quyết sẽ dễ dàng dẫn tới các cuộc xung đột, cũng như đối mặt với nguy cơ áp lực ngoại giao lớn hơn trong khi tuân thủ phán quyết là điều về cơ bản khó có thể xảy ra" - Chuyên gia quan hệ quốc tế tại Đại học Fudan ở Thượng Hải, Shen Dingli nhận định.

Bắc Kinh nhất nhất tuyên bố không tuân thủ phán quyết không chỉ vì lý do chủ quyền, việc chấp nhận bất cứ phần nào trong phán quyết đều có nguy cơ đối với Chủ tịch Tập Cận Bình. Để giữ thể diện, chính quyền Trung Quốc có lẽ sẽ vẫn duy trì thái độ phản đối với phán quyết, Mỹ và Philippines đồng thời sẽ tiếp tục các hoạt động quân sự trên Biển Đông trong các tuần, các tháng tiếp theo - tờ Diplomat bình luận.

Nhưng, về lâu dài, việc Trung Quốc không tuân thủ luật pháp quốc tế có thể sẽ dẫn theo các vụ kiện khác để buộc nước này phải thượng tôn pháp luật. Hơn nữa, thái độ này sẽ làm mất uy tín của Bắc Kinh trong khu vực và trên thế giới. Hệ quả khác nữa là hủy hoại mục tiêu lớn lao giành vai trò lãnh đạo ngang hàng với Mỹ trên trường quốc tế mà chủ tịch Tập đang phấn đấu.  

>>> Xem thêm clip:

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.