Quân sự

Phản ứng của báo chí, tướng lĩnh Hoa Kỳ về bức thư gây chấn động nước Mỹ

13/05/2021, 17:17

Bức của 124 cựu sĩ quan cao cấp đã báo động các thành viên quân đội hiện nay và cũng như các cựu quân nhân về việc “chính trị hóa quân đội".

img

Thiếu tướng Lục quân Joe Arbuckle là người chủ xướng bức thư ngỏ gửi đương kim Tổng thống Mỹ Joe Biden.

Báo Politico ngày 12/5 theo giờ Hoa Kỳ (tức ngày 13/5 theo giờ Việt Nam) đã đăng tải bài viết về một sự kiện gây sốc vừa diễn ra ở Mỹ đó là việc hơn 120 sỹ quan cấp tướng và Đô đốc đã nghỉ hưu của quân đội Hoa Kỳ cùng gửi thư ngỏ yêu cầu đương kim Tổng thống Mỹ Joe Biden điều tra cáo buộc gian lận bầu cử năm 2020 và chất vấn tình hình sức khỏe của ông chủ Nhà Trắng trên cương vị người đứng đầu nước Mỹ.

Bức thư ngỏ của 124 cựu sĩ quan cao cấp này đã báo động các thành viên quân đội hiện nay và cũng như các cựu quân nhân về việc “chính trị hóa quân đội”.

Theo báo Politico, một ngày sau khi 124 tướng lĩnh và Đô đốc về hưu công bố bức thư lan truyền lời nói dối rằng Tổng thống Joe Biden đã đánh cắp cuộc bầu cử, các sĩ quan quân đội hiện tại và cựu quân nhân đang lên tiếng, gọi việc thất cử là một dấu hiệu nguy hiểm mới cho thấy quân đội đang bị kéo vào chiến tranh đảng phái.

Bức thư ngỏ hôm thứ Hai từ một nhóm tự xưng là “Flag Officers 4 America”, đã đưa ra thuyết âm mưu sai lầm rằng cuộc bầu cử tổng thống tổ chức ở Mỹ năm 2020 vừa qua đã được gian lận để ủng hộ ứng viên Joe Biden và cảnh báo rằng nước Mỹ đang "gặp nguy hiểm sâu sắc" trước "một cuộc tấn công toàn diện vào các quyền Hiến pháp...".

“Dưới thời kỳ Quốc hội do đảng Dân chủ kiểm soát và Chính quyền (của ông Joe Biden) hiện tại. Đất nước của chúng ta đã rẽ trái chắc chắn hướng đến... và một hình thức chính phủ chuyên chế ... mà bây giờ phải chống lại bằng cách tiến hành bầu các ứng cử viên quốc hội và tổng thống, những người sẽ luôn hành động để bảo vệ Cộng hòa lập hiến.” – bức thư của các tướng lĩnh về hưu Mỹ viết.

Ngoài ra, các cựu quân nhân cấp cao của nhóm “Flag Officers 4 America” cũng đặt ra câu hỏi về "tình trạng tinh thần và thể chất của Tổng tư lệnh" và gióng lên hồi chuông báo động về một loạt các vấn đề nổi cộm, chẳng hạn như bức tường biên giới (giáp biên giới Mexico).

Họ tiếp tục cáo buộc các nhà lãnh đạo quốc hội "sử dụng quân đội Mỹ. như những con tốt chính trị với hàng nghìn quân được triển khai xung quanh Tòa nhà Quốc hội Hoa Kỳ.".

img

Độ tuổi trung bình của các tướng lĩnh, Đô đốc ký tên trong thư của nhóm Flag Officers 4 America là 80, 100% là nam giới và tất cả đều là người da trắng - ảnh Twitter.

Trang web của nhóm “Flag Officers 4 America”, tuyên bố rằng "chúng tôi đang đấu tranh cho sự tồn tại của chúng tôi với tư cách là một nước Cộng hòa lập hiến như chưa từng có kể từ khi thành lập vào năm 1776."

Khi tin tức về bức thư được lan truyền, báo Politico cho rằng sự kiện này đã đặt ra “một vòng phân định” giữa các thành viên quân đội hiện tại và cựu quân nhân. Một sĩ quan Hải quân đang phục vụ trong quân đội Mỹ, người không muốn bị công khai danh tính, gọi đó là điều "đáng lo ngại và liều lĩnh."

Trong khi đó, ông Jim Golby, chuyên gia về quan hệ dân sự-quân sự, gọi nội dung của bức thư của nhóm “Flag Officers 4 America” là một "nỗ lực đáng xấu hổ khi sử dụng cấp bậc của họ và danh tiếng của quân đội Mỹ cho một cuộc tấn công đảng phái thô bạo và trắng trợn như vậy".

Một Đại tá Không quân về hưu, người hiện đang dạy học viên tại Học viện Không quân Hoa Kỳ, Marybeth Ulrich, đã tuyên bố rằng bức thư nói trên là biểu hiện "phản dân chủ."

Ông Mike Mullen, cựu Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân cho biết: “Tôi nghĩ điều đó gây tổn hại cho quân đội và nói rộng ra là làm tổn thương đất nước”.

img

Chuyên gia Jim Golby.

Các nội dung thảo luận trong bức thư dường như chỉ phù hợp với những người trung thành cứng rắn trong quỹ đạo ảnh hưởng của Dobald Trump, những người đã đặt ra câu hỏi về kết quả cuộc bầu cử mặc dù thực tế là các tòa án và Bộ Tư pháp ngay từ khi ông Trump còn làm Tổng thống đã nói rằng không có lý do gì để tuyên bố ông ấy (Trump) là người chiến thắng trước ông Joe Biden.

Một số chuyên gia cho biết, sự kiện bức thư của những tướng lĩnh Mỹ đã nhắc nhở họ về cuộc khủng hoảng hiện nay trong quan hệ dân sự-quân sự ở Pháp, nơi hàng chục tướng lĩnh nghỉ hưu gần đây đã bị trừng phạt sau khi cùng nhau đưa ra cảnh báo trong một bức thư ngỏ trên một tạp chí cánh hữu về khả năng xảy ra nội chiến về việc "bảo vệ các giá trị văn minh giống như chúng ta".

Theo sau bức thư đó (của các tướng lĩnh Pháp) là một bức thư nặc danh từ các sĩ quan đương nhiệm gọi các chính trị gia Pháp là những kẻ hèn nhát vì đã không đối phó với cộng đồng người Hồi giáo, làm dấy lên những lời kêu gọi thanh trừng hàng ngũ.

Cuộc tranh cãi đã làm suy giảm lòng tin của công chúng đối với quân đội Pháp và gợi lại mối thù cay đắng giữa các quan chức dân tộc và dân cử trong những năm đầu của Chiến tranh Lạnh.

Bức thư của các tướng lĩnh, Đô đốc Mỹ đã gây ấn tượng vì một số lý do. Không có gì lạ khi các sĩ quan đã nghỉ hưu hướng về các cuộc bầu cử chính trị và tán thành các ứng cử viên.

Nhưng, ngôn ngữ bốc lửa, thậm chí tức giận và âm mưu của họ đã đánh vào nhiều người quan sát lâu năm vì chúng đặc biệt lạc lõng và nguy hiểm – báo Politico viết.

img

Cựu tướng Lục quân Don Bolduc.

Những người ký tên trong thư ngỏ của nhóm “Flag Officers 4 America” đáng chú ý có: Tướng Lục quân đã nghỉ hưu Don Bolduc, người đang tranh cử vào Thượng viện Hoa Kỳ ở New Hampshire; Trung tướng Lục quân đã nghỉ hưu William Boykin, người đã gây tranh cãi vì một số quan điểm chống Hồi giáo của mình và hiện là Phó chủ tịch điều hành của Hội đồng Nghiên cứu Gia đình;

Cựu Phó Đô đốc John Poindexter - người từng là Phó Cố vấn an ninh quốc gia cho Tổng thống Ronald Reagan và đã bị kết án trong Vụ bê bối Iran–Contra (còn được gọi là Irangate, Contragate hay Iran–Contra Affair, xảy ra trong nhiệm kỳ thứ hai của chính quyền Reagan. Các quan chức chính quyền cấp cao đã bí mật tạo điều kiện cho việc bán vũ khí cho Iran, vốn là chủ đề của lệnh cấm vận vũ khí).

Bức thư, hầu hết được ký tên bởi các cựu lãnh đạo quân đội đã không mặc quân phục trong nhiều thập kỷ, được tổ chức bởi Thiếu tướng Lục quân Joe Arbuckle, một cựu chiến binh Mỹ trong Chiến tranh Việt Nam, đã nghỉ hưu vào năm 2000.

Tướng Arbuckle khi trả lời các câu hỏi từ báo Politico, ông đã thừa nhận trong một email phản hồi rằng “bản chất đảng phái của nỗ lực này là không bình thường nhưng sẽ bảo vệ nó khi cần thiết, với điều kiện nếu đang bị đe dọa”.

img

Cựu Trung tướng William Boykin - ảnh Washington Post.

Ông Arbuckle nói: “Các tướng lĩnh và Đô đốc đã nghỉ hưu thường không tham gia vào các hoạt động chính trị, nhưng tình hình đất nước chúng ta đang đối mặt ngày nay rất thảm khốc và chúng ta phải lên tiếng để thể hiện sự trung thành với lời thề ủng hộ và bảo vệ Hiến pháp của Hoa Kỳ chống lại tất cả kẻ thù, kể cả ở nước ngoài và trong nước”.

“Chúng ta đang phải đối mặt với những mối đe dọa lớn hơn bất kỳ thời điểm nào khác kể từ khi đất nước được thành lập. Ngoài Trung Quốc, nhiều mối đe dọa trong số này xuất phát trực tiếp từ các quan điểm chính sách và hành động của chính phủ chúng ta.

Điều quan trọng là các mối đe dọa đối với an ninh quốc gia của chúng ta phải được người dân Mỹ chú ý và đó là mục đích chính của bức thư. Giữ im lặng sẽ là một sự vô hiệu hóa nhiệm vụ" - ông Arbuckle nói thêm.

Nhưng, theo báo Politico, do giọng điệu cứng rắn và việc sử dụng tầm vóc của các tướng lĩnh và đô đốc từng phục vụ quân đội quốc gia được sử dụng trong bức thư có tính chất cảnh báo cho các sĩ quan của Lầu Năm Góc và các căn cứ xa xôi của Hoa Kỳ mà nó dương như lại trở thành công cụ để truyền bá thông tin sai lệch.

img

Cựu Phó Đô đốc John Poindexter.

Bức thư cũng gây ra những làn sóng chấn động thông qua cộng đồng của các chuyên gia, nơi đang đào tạo các sĩ quan quân đội trẻ về truyền thống lâu đời của quân đội Hoa Kỳ luôn đứng xa các cuộc xung đột chính trị (nội địa).

Tờ báo Mỹ cho rằng, truyền thống của quân đội Mỹ là khi các sỹ quan, quân nhân “mặc đồng phục” (phục vụ quân đội), họ bị cấm tham gia vào các đảng phái chính trị, và sau khi nghỉ hưu, họ thường giữ kín quan điểm chính trị của mình để tôn trọng truyền thống đó và để bảo vệ nguyên tắc dân chủ của vấn đề kiểm soát dân sự đối với quân đội.

Ngày 12/5, thông qua người phát ngôn, Lầu Năm Góc (Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ) đã từ chối bình luận về bức thư. Nhưng những người khác rõ ràng đã chú ý đến sự kiện.

Ulrich, một Đại tá Không quân đã nghỉ hưu, người đang tham gia giảng dạy các khóa học về mối quan hệ quân sự-dân sự tại Trường Đại học Chiến tranh Lục quân và Học viện Không quân Hoa kỳ, cho biết:

“Điều đó tồi tệ hơn tôi tưởng. Họ đang giữ quan điểm về những lời nói dối liên quan đến cuộc bầu cử (2020). Tôi nghĩ rằng đây là biểu hiện thái quá. Một số là hành vi rất phản dân chủ ”.

Đại tá Ulrich cho biết bà có kế hoạch sử dụng bức thư trong các lớp học của mình để chứng minh cho các sĩ quan quân đội trẻ về mức độ mà truyền thống phi chính trị của quân đội đã bị xói mòn trong những năm gần đây và tại sao điều đó lại nguy hiểm (đối với nước Mỹ).

img

Các sỹ quan trẻ của Hoa Kỳ có thể bị ảnh hưởng bởi nội dung bức thư.

“Họ hoàn toàn vi phạm tiêu chuẩn để trở thành những người phi chính trị,” bà Ulrich nói thêm. “Chúng (nội dung các bức thư đã và có thể sẽ tiếp tục xuất hiện) đang được sử dụng cho các mục đích đảng phái. Họ đang đi ngược lại lời thề trong hiến pháp của mình”.

Báo Politico nhấn mạnh rằng: “Cả hai bên (đảng Dân Chủ và Cộng Hòa) ngày càng dựa vào sự xác nhận của các nhà lãnh đạo quân đội đã nghỉ hưu để tạo uy tín cho các chiến dịch và ủng hộ quan điểm an ninh quốc gia của họ.

Cả Joe Biden và Donald Trump đều khoe khoang về một danh sách dài các cựu quân nhân ủng hộ các cuộc tranh cử tổng thống của họ, bao gồm một số người từng là cố vấn chiến dịch chính thức.

Trong một số trường hợp cụ thể, các sĩ quan đã nghỉ hưu được đánh giá cao đã đặt ra các quan điểm chính trị đặc biệt, chẳng hạn như khi tướng Lục quân nghỉ hưu Stanley McChrystal tiến hành một chiến dịch chống lại vũ khí tấn công hoặc khi cựu Đô đốc Hải quân William McRaven cáo buộc Donald Trump vào năm 2019 đã gây nguy hiểm cho nước cộng hòa với sự lãnh đạo của ông Trump ở Nhà Trắng”.

img

Cựu Đô đốc William McRaven.

Thực tiễn ngày càng tăng đã làm dấy lên lo ngại về việc xóa mờ sự phân chia ranh giới dân sự-quân sự và tiêm nhiễm chính trị vào các lực lượng vũ trang.

Việc chính trị hóa quân đội cũng được một số chuyên gia coi là một yếu tố có thể góp phần làm xói mòn vị thế của quân đội trong lòng công chúng, như được phát hiện trong một cuộc khảo sát gần đây của Viện Ronald Reagan.

Tuy nhiên, cuộc tấn công mới nhằm vào ông Joe Biden và đảng Dân chủ được coi là ở một đẳng cấp riêng”.

img

Các nữ sỹ quan trong tương lai của Thủy quân Lục chiến Mỹ.

Jime Golby, thành viên cấp cao tại Trung tâm Clements về An ninh Quốc gia tại Đại học Texas ở Austin và là một chuyên gia về quan hệ quân sự-dân sự cho biết:

“Tôi đã thấy rất nhiều bức thư kiểu này, nhưng bức thư của nhóm “Flag Officers 4 America” thực sự là một cái gì đó rất lạ.

Chúng ta đã thấy những tuyên bố đơn độc từ các tướng lĩnh và Đô đốc đã nghỉ hưu như tướng McChrystal hay Đô đốc McRaven, nhưng tuyên bố này là cuộc tấn công đảng phái toàn diện đầu tiên từ một nhóm lớn các sĩ quan đã nghỉ hưu mà không liên quan rõ ràng đến một cuộc bầu cử hoặc một vấn đề cụ thể nào” – ông Golby nhấn mạnh.

"Giọng điệu trong thư rất sốc", ông Golby nói thêm, "đặc biệt là vì nó nhắm vào toàn bộ đảng Dân chủ, ngụ ý cuộc bầu cử là bất hợp pháp và chứa một số lời nói dối có thể kiểm chứng được.".

img

Cựu Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ Mike Mullen - ảnh Business Insider.

Trong khi đó, cựu Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ Mike Mullen cũng nói rằng thời gian xuất hiện bức thư là không bình thường. "Thông thường những điều đó xảy ra trong một cuộc bầu cử. Lần này, nó đã xuất hiện ngoài chu kỳ." – ông Mike Mullen nói thêm.

Ông Jim Golby bổ sung thêm rằng: "Dấu hiệu tích cực duy nhất là hầu hết các cựu sĩ quan ký vào bức thư này đã ra khỏi quân đội trong gần hai thập kỷ, và không có người nghỉ hưu nào gần đây tham gia nỗ lực đáng xấu hổ này như một cách sử dụng cấp bậc và danh tiếng của quân đội cho một cuộc tấn công đảng phái thô bạo và trắng trợn như vậy”.

Cuối cùng, theo lời ông Mike Mullen, không có vị cựu tướng bốn sao đã nghỉ hưu nào ký tên vào bức thư và chỉ một số ít là tướng ba sao. “Nó không cao cấp lắm,” ông Mike Mullen nói. "Trong thế giới của chúng tôi, nó không quan trọng lắm về mặt con người.".

img

Học giả, Tiến sỹ Peter Feaver - ảnh Wake Forest Review.

Nhưng, theo Politico, cũng có những người khác ít lạc quan hơn. Peter Feaver, một học giả về quan hệ dân sự-quân sự tại Đại học Duke, người từng phục vụ trong Hội đồng An ninh Quốc gia dưới thời các Tổng thống Bill Clinton và George W. Bush, gọi bức thư là "một sự vi phạm kinh khủng về chuyên môn quân sự và các chuẩn mực mà các mối quan hệ dân sự-quân sự dân chủ phụ thuộc. ”

"Trong vài thập kỷ đầu tiên sau Thế chiến II, quân đội Pháp có một số mối quan hệ quân sự-dân sự tồi tệ nhất so với bất kỳ nền dân chủ công nghiệp tiên tiến nào", ông Peter Feaver, đồng thời cũng là một sĩ quan hải quân đã nghỉ hưu cho biết thêm.

"Họ đã có một âm mưu đảo chính thực sự vào năm 1961. Mỗi quân đội đảo chính hoặc đe dọa đảo chính đều xây dựng một câu chuyện trong đó quân đội đang hành động để cứu đất nước khỏi một điều gì đó tồi tệ hơn sự cai trị của quân đội. Rõ ràng các tác giả bức thư đang cố gắng viết câu chuyện đó." – ông Peter Feaver kết luận.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.