Thể thao

Phấp phỏng tác nghiệp EURO 2016 thời khủng bố

20/06/2016, 16:29

Một đồng nghiệp của tôi đã bị kẻ cắp móc mất ví trên tàu điện ngay khi vừa sang đến Paris và tác nghiệp.

An ninh được thắt chặt tại Euro 2016. Ảnh Hải Anhd

An ninh được thắt chặt tại Euro 2016. Ảnh: Hải Anh

Trước khi sang Pháp đưa tin EURO, từ dưới quê, cha tôi điện thoại giọng hớt hơ hớt hải: “Con ơi hay là xin ở nhà đi chứ tình hình khủng bố, khủng biếc kinh quá!”. Sang Pháp, tình cờ tôi lại nghe chị bạn bảo, tha thiết mời bố mẹ chồng sang Pháp du lịch, nhưng các cụ vẫn điệp khúc: “Thôi! Thôi! Bố mẹ xin, khủng bố kinh quá!”.

Móc túi và khủng bố, nỗi ám ảnh của kinh đô ánh sáng

phapphong

Tác giả chụp cùng khách du lịch và người dân bản xứ tại làng cổ Provins

Một đồng nghiệp thân của tôi đã bị kẻ cắp móc mất ví trên tàu điện ngay khi vừa sang đến Paris và tác nghiệp ngày đầu. Thông tin đó dội về đúng lúc tôi chuẩn bị lên đường sang Pháp. Khi sang đến nơi, lời đầu tiên bạn tôi nhắc ngay, để tiền hết ở nhà, chỉ mang một ít đi tiêu vặt, hoặc quẹt thẻ.

Thực ra, bất cứ sự kiện lớn nào, bọn lưu manh đều tranh thủ tối đa cơ hội để hành nghề. Paris được coi là kinh đô ánh sáng nhưng không có nghĩa là ít thành phần bất hảo. Tại các nút giao thông có nhiều kẻ ăn xin chờ xe tới sẽ tiến đến trưng những tấm bảng nêu lý do cần xin tiền. Trong 10 năm trở lại đây, với làn sóng nhập cư bất hợp pháp cùng nền kinh tế đi xuống, tình trạng người thất nghiệp xin ăn ở Pháp đã gia tăng đột biến.

Nói đâu xa, ngay Paris ở vùng vành đai xung quanh SVĐ Stade de France rất dễ thấy các khu dân cư nhếch nhác, các tòa chung cư cũ kỹ. Bạn tôi bảo tội phạm cũng cơ bản từ những khu phố đó mà ra. Thậm chí, khủng bố cũng có thể từ nơi đó nảy mầm.

Nói thế để thấy, Paris và 10 thành phố có các trận đấu tình trạng kẻ cắp, móc túi hoạt động là điều có thể hiểu.

Các vụ khủng bố đẫm máu diễn ra trong năm 2015 đã đẩy nước Pháp đến bờ vực khủng hoảng niềm tin. Khách du lịch e ngại đã đành, chính bản thân người dân Pháp cũng cảm thấy không còn được bảo vệ an toàn.

Theo một báo cáo mà nhật báo Le Figaro tiết lộ, EURO này có tới 248 đối tượng Hồi giáo cực đoan quốc tịch Pháp đã trở về lãnh thổ đất nước hình lục lăng. Trong khi đó, có tới 666 đối tượng Hồi giáo cực đoan quốc tịch Pháp khác trên khắp các chiến trường Trung Đông đang sục sôi tìm cơ hội để trả thù. Rõ ràng, mặc dù Tổ chức nhà nước Hồi giáo tự xưng IS đã yếu đi nhiều, nhưng chúng vẫn nuôi âm mưu đẩy hàng chục chiến binh tìm cách trở về Pháp dịp EURO này nhằm tiến hành những âm mưu khủng bố…

Tôi cùng đồng nghiệp thường đi xe ô tô, hạn chế tối đa đi tàu vì đấy cũng là mục tiêu lý tưởng cho bọn khủng bố nhắm đến. Hôm chúng tôi đến thăm tòa soạn tờ báo châm biếm nổi tiếng của Pháp - Charlie Hebdo (bị bọn khủng bố thảm sát đẫm máu khiến 12 người chết) đi dọc con phố nhỏ này mà thấy lành lạnh sống lưng bởi nhiều vị khách tò mò nhìn chúng tôi với ánh mắt rất lạ. Có đến đây, tôi mới cảm nhận được nỗi ám ảnh khủng bố bắt đầu lan rộng trong các giai tầng ở Pháp.

Thực tế, mức độ tàn ác của bọn khủng bố ngày càng dâng cao, nhắm vào nhiều đối tượng. Ám ảnh khủng bố đã làm Chính phủ Pháp, người dân nước này mệt mỏi, kéo theo hàng loạt hệ lụy. Khách du lịch đến Pháp sụt giảm mạnh đến trên 30%, khiến suy giảm tương ứng của các ngành nghề liên quan như nhà hàng, khách sạn, sản xuất và tiêu thụ hàng mỹ phẩm và hàng hóa xa xỉ, vốn là thế mạnh của nước Pháp. Thật là chán biết bao khi các dịch phụ xem bóng đá nơi công cộng đã bị cấm. Pháp gia hạn lệnh giới nghiêm vì sợ khủng bố. Đi trên đường phố Paris, tưởng là yên ổn nhưng vẫn lo sợ bất cứ lúc nào cũng có thể gặp tai ách.

Khiếp hãi Holigoon, ấm áp tình đồng hương

Nếu bạn nghĩ giao thông Paris tốt là sai lầm! Nhìn chung ý thức tham gia giao thông của người dân là tốt, nhưng đường phố Paris khá hẹp, lượng người đổ về kinh đô ánh sáng tăng đột biến nên việc di chuyển đến các địa điểm thi đấu vẫn rất khó khăn khi mạng lưới giao thông công cộng bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Nhiều tuyến tàu huyết mạch và nhiều đường bay lớn bị ảnh hưởng hoặc ngưng trệ bởi các vụ biểu tình, đình công triền miên khiến tình trạng kẹt xe rất phổ biến. Những lúc kẹt xe, nhìn dòng người đủ thành phần trên phố ngó nghiêng, nỗi lo khủng bố lại ùa về.

Ngay ngày khai mạc, đã có màn đánh nhau ác liệt giữa CĐV Anh và cảnh sát. Những hình ảnh CĐV xứ sương mù nốc bia rượu như hũ nút, đầu cạo trọc, cởi trần sẵn sàng tỉ thí với bất cứ ai gây nỗi khiếp đảm. Cảnh sát Pháp vốn đã mệt mỏi, giờ càng mệt hơn.

Tất nhiên, nhiều hạn chế nhưng không phủ nhận đẳng cấp và vẻ đẹp chiều sâu của đất nước, con người Pháp là quá tuyệt vời! Từng học văn chương nên khi đến Pháp, tôi chỉ mất mấy ngày đã yêu Thủ đô này da diết. Dòng sông Seine lấp lánh kiều diễm, tháp Eifell lừng lững soi bóng, Nhà thờ Đức Bà Paris, cầu Tình yêu…Tôi đã kịp quen nhiều người bạn Pháp, đặc biệt nhiều gia đình Việt kiều đang sinh sống ở Quận 13 đã rất thương quý đồng hương vất vả sang đây tác nghiệp.

Qua ngõ Charlie Hebdo

Tôi vẫn thấy những tiếng súng đâu đây. Trong ánh mắt chị gáiTrên khu phố Rue Nicolas Appert

Khi nhìn tôi lỉnh kỉnh rồi đóng sập của sổ.

Nhưng Charlie Hebdo

Charlie Hebdo Tinh thần

Charlie Hebdo không bao giờ chết

Cuộc sống sẽ như bọt biển nếu thiếu đi lời nói thẳng

Và cái xấu càng cần những mỉa mai

Charlie Hebdo

Charlie Hebdo

Tinh thần Charlie

Hebdo không bao giờ chếtTrên đôi chân thoắt thoắt của các đồng nghiệp tôiVào ra nhà số 10 hàng ngày.

Đồng nghiệp ơi, xin cầm chiếc khăn tay của tôi

Lau khô những giọt lệ

Đời phóng viênĐã chọn thì như coi viên đạn đã bay khỏi nòng rồi.

Vậy thì cái chết có sá gì đâu.

Ngọc Hòa

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.