Khám phá

Phát hiện bản sao trái đất ngoài Hệ Mặt Trời

18/11/2017, 06:02

các nhà khoa học tại Đài thiên văn Nam Âu đã tìm thấy một ngoại hành tinh có tên Ross 128 b.

zing_ross

Hình ảnh mô phỏng của Ross 128 b. Ảnh:  Đài thiên văn Nam Âu

ABC News dẫn lời các nhà khoa học tại Đài thiên văn Nam Âu cho biết họ đã tìm thấy một ngoại hành tinh có tên Ross 128 b. Nó nằm cách Hệ Mặt Trời 11 năm ánh sáng.

Tuy nhiên, khoảng cách này đang ngày càng nhỏ lại bởi Ross 128 b đang di chuyển và sẽ là ngôi sao gần Trái Đất nhất trong 79.000 năm nữa.

Ross 128b có cùng kích thước và nhiệt độ bề mặt với Trái đất. Điều này khiến ngôi sao lùn đỏ này trở thành một vùng ôn đới có thể duy trì sự sống. Mất 9,9 ngày để Ross 128b hoàn thành một vòng quanh sao chủ của nó là ngôi sao lùn đỏ có tên Ross 128 b.

"Nhiều sao lùn màu đỏ, bao gồm Proxima Centauri, thường phát ra tia cực tím hoặc tia X, khiến các hành tinh quay quanh chúng không thể có sự sống. Tuy nhiên, Ross 128 b không như vậy", các nhà khoa học từ Đài thiên văn Nam Âu cho biết.

Trên thực tế, Ross 128 b được phát hiện từ hồi tháng 7 nhưng mãi cho tới gần đây, các nhà thiên văn quan sát được Ross 128 b thông qua kính viễn vọng Harps đặt tại đài thiên văn La Silla (Chile).

Để kết luận về sự sống trên Ross 128 b, các chuyên gia cần triển khai hàng loạt thí nghiệm trong tương lai. Trước mắt, họ sẽ dùng kính thiên văn siêu lớn để quan sát khí quyển của hành tinh này.

Nhiệt độ chỉ là một trong nhiều yếu tố quyết định tới sự sống của một hành tinh. Ngoài ra, địa chất, khí quyển và khả năng chứa nước cũng là những yếu tố quan trọng.

Các ngoại hành tinh chính là niềm hy vọng lớn của các nhà khoa học trong việc tìm kiếm dấu vết của sự sống ngoài Trái Đất. Họ đặc biệt quan tâm đến các hành tinh có khoảng cách đến ngôi sao trung tâm của chúng tương tự khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời. 

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.