Tư vấn

Phát hiện hành tinh hiếm quay quanh 3 mặt trời

08/07/2016, 19:59
image

Các nhà thiên văn học đã phát hiện ra một hành tinh hiếm có, quay quanh 3 mặt trời.

ảnh 1

Hành tinh mới phát hiện được gọi là HD 131399Ab, quay xung quanh 3 mặt trời.

Theo ABC News, một nhóm các nhà thiên văn học vừa công bố họ đã phát hiện ra một hành tinh lạ có tới 3 mặt trời.

Hành tinh mới phát hiện được gọi là HD 131399Ab, quay xung quanh 3 mặt trời, theo kết quả công bố trên tạp chí Khoa học Mỹ.

Những hành tinh quay quanh 2 mặt trời có thể khá phổ biến trong vũ trụ, nhưng các chuyên gia cho biết việc có hành tinh quay quanh 3 mặt trời là rất hiếm.

"Hãy tưởng tượng điều này: một hành tinh không có buổi đêm, hoặc có 3 lần hoàng hôn, 3 lần bình minh tùy theo mùa", một tuyên bố của Đại học Arizona, nơi hướng dẫn đội thiên văn học cho biết.

Theo các nhà thiên văn, hành tinh hiếm có này nằm trong chòm sao Centaurus, cách Trái Đất khoảng 340 năm ánh sáng. Nó được cho là một hành tinh tương đối trẻ, khoảng 16 triệu năm tuổi. Điều này khiến HD 131399Ab trở thành một trong những hành tinh nhỏ tuổi nhất từng được phát hiện bên ngoài hệ mặt trời cho đến nay.

ảnh 3

Vòng tròn đỏ là quỹ đảo của HD 131399Ab, vòng tròn xanh mô tả sự di chuyển của 3 mặt trời.

Tuy nhiên, hành tinh lại có khối lượng lớn gấp 4 lần Mộc tinh - hành tinh lớn nhất hệ mặt trời của chúng ta. Nó quay quanh ba ngôi sao sáng nhất, trên một con đường rất dài và rộng.

"Trong một nửa quỹ đạo của hành tinh, kéo dài 550 năm trên Trái Đất, cả 3 mặt trời đều có thể nhìn thấy trên bầu trời. Trong đó có 2 mặt trời mờ nhạt hơn và luôn đi cùng nhau, riêng biệt với mặt trời còn lại", Kevin Wagner, một nghiên cứu sinh tiến sĩ đã phát hiện ra HD 131399Ab cho biết.

"Hầu hết thời gian trong một năm ở hành tinh này, sẽ có 3 mặt trời mọc và 3 mặt trời lặn mỗi ngày", ông Wagner nói thêm.

Được biết, nhóm nghiên cứu thiên văn học đã phát hiện ra hành tinh này bằng cách sử dụng công cụ SPHERE  ở Đài quan sát phía nam châu Âu ở Chile.

Xem thêm video phát hiện hố đen lớn gấp 350 triệu lần mặt trời:

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.