Du lịch

Phát hiện không ngờ khi khai quật đô thị cổ 4.000 năm tuổi

29/03/2020, 12:00

Một khu định cư đô thị có niên đại tới 4.000 năm tuổi ở Ấn Độ đã được phát hiện bởi một nhóm các nhà nghiên cứu từ Đại học Banana Hindu (BHU).

Ngôi làng Babhaniyav, nơi tàn dư của khu đô thị cổ đại được khai quật gần thành phố linh thiêng Varanasi là một trong những làng nghề đã từng được nhắc đến trong các văn bản từ thời xa xưa. Varanasi còn được gọi là Benares, Banara hoặc Kashi, là một thành phố bên bờ sông Hằng ở Uttar Pradesh, Ấn Độ.

img

Người ta tìm thấy một ngôi đền có niên đại từ thế kỷ thứ 5 đến thế kỷ thứ 8 với những đồ gốm có tuổi đời 4.000 năm và những bức tường 2.000 năm tuổi, theo giáo sư AK Dubey thuộc khoa BHU. Giáo sư Dubey cũng cho biết thêm, việc phát hiện ra địa điểm này có ý nghĩa quan trọng vì sự gần gũi của nó với Varanasi và có thể nó đã phát triển như một đô thị sầm uất.

Theo BR Mani, cựu Tổng Giám đốc Khảo sát Khảo cổ học Ấn Độ, những phát hiện khảo cổ này rất quan trọng vì Babhaniyav có thể là một thị trấn vệ tinh và trung tâm nuôi dưỡng cho vùng Varanasi-Sarnath.

Các cuộc khai quật cũng tiết lộ một hầm chôn các hiện vật văn hóa dài 5 mét giống như những cái được tìm thấy ở Sarnath (chỉ cách thành phố Varanasi 10 km về phía đông bắc), nơi Tăng đoàn Phật giáo ra đời. Các nhà khảo cổ học cũng đã tìm thấy một khối trụ với hai tấm khắc nổi rất tinh tế có niên đại ít nhất 3.500-4.000 năm. Ông Mani, người hiện đang đứng đầu Bảo tàng Quốc gia cho biết: "Sau khi khai quật xong, chúng ta sẽ có được một bức tranh rõ ràng hơn".  

img

Cuộc khai quật tại làng Bhabhaniyav cũng tiết lộ một tượng thần Shiva 4000 năm tuổi và các chuyên gia BHU nói rằng, địa điểm này có thể là nơi thờ cúng từ hàng ngàn năm trước. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu đang được thực hiện để xác nhận những tuyên bố này.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.