Thị trường

Phát triển chợ đầu mối - cầu nối giữa sản xuất và tiêu dùng

18/08/2018, 18:05
image

Chợ đầu mối là nơi đảm bảo an toàn VSTP, là cầu nối trực tiếp giữa sản xuất và tiêu dùng

IMG_6555

Toàn cảnh hội thảo phát triển thương mại, dịch vụ Nghệ An đến năm 2020, định hướng 2015

Sáng ngày 18/8, tại TP - Vinh (Nghệ An), UBND tỉnh Nghệ An tổ chức hội thảo “Phát triển thương mại – dịch vụ giai đoạn 2020 - 2025”.

Phát biểu tại hội thảo, ông Lê Xuân Đại, Phó chủ tịch Nghệ An cho biết: Hoạt động thương mại, dịch vụ ở Nghệ An đang phát triển nhanh, đa dạng trên nhiều lĩnh vực, vùng miền. Tổng mức lưu chuyển hàng hóa bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng giai đoạn 2016 - 2018 tăng 11,8%. Năm 2018 ước đạt 75.400 tỷ đồng, trong đó tổng mức bán lẻ hàng hóa ước đạt 53.700 tỷ đồng. Thương mại - dịch vụ phát triển nhanh chóng với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế, phương thức kinh doanh ngày càng hiện đại.

Thương mại - dịch vụ phát triển nhanh chóng với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế, phương thức kinh doanh ngày càng hiện đại. Đến nay, trên địa bàn tỉnh có trên 5.500 doanh nghiệp và có hơn 143.000 hộ kinh doanh cá thể hoạt động trong lĩnh vực thương mại - dịch vụ; tổng số vốn sản xuất, kinh doanh bình quân hàng năm của các doanh nghiệp và hộ kinh doanh đạt gần 150.000 tỷ đồng; lao động trong lĩnh vực thương mại - dịch vụ khoảng 290.200 người, chiếm xấp xỉ 15,6% tổng lao động toàn tỉnh.

oanh1

Theo ông Lê Xuân Đại, Phó chủ tịch tỉnh Nghệ An cho biết,  Nghệ An có 5.500 doanh nghiệp và có hơn 143.000 hộ kinh doanh cá thể hoạt động trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ

Tại hội thảo, các nhà khoa học, các chuyên gia từ các bộ, ngành Trung ương đã phân tích những cơ hội và thách thức đối với sự phát triển thương mại, dịch vụ Nghệ An trong bối cảnh hội nhập quốc tế; các giải pháp thu hút các dự án đầu tư phát triển hạ tầng thương mại - dịch vụ trên địa bàn tỉnh Nghệ An đến năm 2020, định hướng đến năm 2025. Hội thảo cũng phân tích, dự báo phát triển thương mại, dịch vụ của thế giới và đánh giá tác động của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đối với phát triển thương mại, dịch vụ và Nghệ An đến năm 2025...

Ông Trương Đình Tuyển, Nguyên Bộ trưởng Bộ Thương Mại cho rằng Hội nhập kinh tế quốc tế với việc gia nhập WTO và tham gia nhiều hiệp định mậu dịch tự do, trong đó có những hiệp định thế hệ mới như CPTPP, VEFTA mở ra rất nhiều cơ hội lớn nhưng cũng đặt ra không ít thách thức trong sự phát triển dịch vụ của tỉnh, nhất là thách thức đối với các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ của Nghệ An nói riêng và doanh nghiệp Việt Nam kinh doanh trên địa bàn nói chung.

Bên cạnh đó, ông Trương Đình Tuyển cũng nhấn mạnh, cạnh tranh giữa các địa phương về cải thiện môi trường kinh doanh để thu hút đầu tư sẽ tăng lên trong khi Nghệ An về chỉ số PCI mới đứng thứ 20 cả nước. Việc cạnh tranh giữa các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ trong và ngoài nước cũng tăng lên trong khi các doanh nghiệp Nghệ An phần lớn quy mô nhỏ, vốn ít. Mức sống của người dân thấp hơn so với bình quân chung của cả nước… đó là những thách thức đối với Nghệ An..

39339106_268319507320429_8456368784200957952_n

Ông Trương Đình Tuyển, Nguyên Bộ trưởng Bộ Thương Mại chia sẻ về cơ hội và thách thức đối với phát triển thương mại, dịch vụ Nghệ An trong bối cảnh hội nhập quốc tế

Chia sẻ tại hội nghị, ông Hồ Xuân Hùng, Chủ tịch Hội Nông nghiệp và PTNT Việt Nam lại cho rằng Nghệ An đang có tư tưởng "trọng nông khinh thương", nếu không thay đổi sẽ khó phát triển. Bởi tầm quan trọng của thương mại đang ít được quan tâm, khi bài toán nông sản đang trong tình cảnh được mùa mất giá, được giá mất mùa. Thương mại đang đi chậm một bước, mới lo sản xuất mà không quan tâm nhiều đến thương mại, do đó, Nghệ An cần tổ chức lại thương mại, đặc biệt quan tâm phát triển chợ đầu mối.

“Chợ đầu mối là nơi gác cổng an toàn VSTP, chăm lo sản phẩm an toàn, đảm bảo tuổi thọ cho con người; là cầu nối trực tiếp giữa sản xuất và tiêu dùng”, ông Hùng nhấn mạnh.

>>> Xem thêm video:

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.