• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
An toàn giao thông

Phạt tù người đi bộ gây TNGT, vi phạm có giảm?

15/01/2018, 06:55

Trên nhiều tuyến phố của Hà Nội, người dân vẫn vô tư cắt ngang dòng xe sang đường, bất chấp nguy hiểm rình rập...

12

Sinh viên vô tư sang đường gây hỗn loạn giao thông trước khu vực Học viện Ngân hàng

Ghi nhận của PV Báo Giao thông, những ngày qua trên nhiều tuyến phố của Hà Nội, người dân vẫn vô tư cắt ngang dòng xe sang đường, bất chấp nguy hiểm rình rập và quy định mới kể từ 1/1/2018 sẽ xử phạt nghiêm, thậm chí phạt tù người đi bộ gây TNGT nghiêm trọng.

Nhan nhản vi phạm

Từ ngày 1/1/2018, Điều 260 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về xử phạt vi phạm của người đi bộ tham gia giao thông có hiệu lực. Trong đó, nếu người tham gia giao thông đường bộ đi bộ vi phạm thuộc các trường hợp: Gây chết 3 người trở lên; Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của ba người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên; Gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe của 3 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên; Gây thiệt hại về tài sản 1,5 tỷ đồng trở lên thì bị phạt tù 7 - 15 năm.

Tại nhiều cầu vượt và hệ thống hầm cho người đi bộ cũng đang dần trở nên “vô dụng”. Hà Nội hiện có 37 hầm đi bộ nhưng theo ghi nhận của PV, ngoài các hầm bộ hành gần bến xe Mỹ Đình, khu vực Ngã tư Sở nhiều người qua lại, một số hầm ở những nơi khác đều đang bị biến thành “nhà vệ sinh”, nơi tập kết rác thải, phế liệu của người dân xung quanh.

Dù đã được hình sự hóa với mức phạt rất nghiêm khắc, nhưng theo ghi nhận của PV Báo Giao thông, những ngày qua tình trạng người đi bộ không tuân thủ Luật GTĐB vẫn diễn ra phổ biến. Cụ thể, dọc tuyến đường Nguyễn Trãi dù đã được đầu tư và xây dựng bốn cầu vượt dành cho người đi bộ song đa phần người dân lại chọn cách cắt ngang dòng xe dày đặc để sang đường. Điển hình là khu vực gần các điểm chờ xe buýt (đối diện số 334, 565 Nguyễn Trãi), đầu đường Lương Thế Vinh, cổng trường Đại học Hà Nội…

Trên đường Chùa Bộc, cây cầu đi bộ trước cổng Học viện Ngân hàng cũng luôn trong tình trạng vắng bóng người đi. Hàng ngày, từng tốp sinh viên vẫn vô tư băng ngang đường bất chấp dòng xe cộ lao vun vút. Cũng như vậy, tại khu vực Bệnh viện K Tân Triều, cây cầu đi bộ có mái che hiện đại bị “ngó lơ”. Hàng ngày, rất nhiều người nhà bệnh nhân từ Bệnh viện K vô tư len giữa dòng xe đông đúc.

Khi được hỏi về quy định xử phạt tù người đi bộ vừa mới có hiệu lực, cô Thoan (58 tuổi, Tiên Du, Bắc Ninh) cho biết: “Chưa nghe nói đến!”. “Tôi lên Bệnh viện K thăm người nhà, thấy người ta qua đường đông thì đi theo thôi chứ leo lên, leo xuống cầu kia cũng mệt”, cô Thoan chia sẻ thêm.

Tương tự, anh Toàn ở (Hà Đông) cho biết chưa hề biết đến quy định phạt tù người đi bộ. “Vỉa hè bị chiếm dụng hết, tôi không đi xuống đường thì biết đi đâu”, anh Toàn nói.

Lực lượng chức năng bất lực

Trao đổi với Báo Giao thông, Đại úy Phạm Đức Hoàng, Đội trưởng Đội Tham mưu tổng hợp, Phòng CSGT Đường bộ - Đường sắt CA TP Hà Nội cho biết, từ năm 2016 đến nay, lực lượng chức năng đã xử lý hơn 1.800 trường hợp sang đường không đúng nơi quy định; Mang, vác vật cồng kềnh; Đi không đúng phần đường; Đi vào đường cao tốc. “Hiện, đại bộ phận người tham gia giao thông đang có suy nghĩ là đi bộ thì không bị xử phạt, khi xảy ra TNGT thì các phương tiện xe cơ giới phải chịu trách nhiệm. Đến khi bị xử lý đều không hợp tác, khăng khăng khai không mang giấy tờ tùy thân, không mang tiền nộp phạt”, Đại úy Hoàng cho hay.

Cũng theo Đại úy Hoàng, nhiều người đi bộ vi phạm khi bị xử lý còn cố biện minh khi cho rằng, hệ thống đèn tín hiệu, vạch sơn sang đường dành cho người đi bộ còn thiếu, bị mờ, khoảng cách giữa các vạch kẻ đường không hợp lý, vỉa hè trên rất nhiều tuyến phố còn bị người dân lấn chiếm kinh doanh, trông giữ xe.

Cũng đồng tình với việc tăng nặng mức hình phạt đối với người đi bộ vi phạm, tuy nhiên nhiều chuyên gia cho rằng, đồng hành với việc làm đó các cơ quan chức năng phải cải thiện kết cấu hạ tầng, nhất là phải dành vỉa hè cho người đi bộ theo đúng nghĩa. Chuyên gia giao thông, TS. Nguyễn Xuân Thủy nói: Mức phạt 7 - 15 năm nếu người đi bộ gây ra TNGT nghiêm trọng cần phải phân tích kỹ lưỡng, hợp tình hợp lý và căn cứ vào từng trường hợp cụ thể.

ThS. Vũ Anh Tuấn, Bộ môn Quy hoạch và quản lý GTVT (Đại học GTVT) cũng cho rằng, để pháp luật nghiêm minh, công bằng, cần thiết kế các vị trí qua đường cho người đi bộ, bao gồm cả người khuyết tật phù hợp với đặc điểm về lưu lượng, thành phần, thời gian, đảm bảo họ có thể tiếp cận hạ tầng và dịch vụ công cộng một cách dễ dàng. Đối với các tòa cao ốc lớn, hai bên đường là nơi tập trung người đi bộ ra/vào lớn, cơ quan chức năng cũng cần nghiên cứu, đưa ra những quy định, ràng buộc cụ thể về giải pháp bố trí công trình cho người đi bộ qua đường khi xây dựng.

“Khi hạ tầng được hoàn thiện khoa học và đầy đủ, văn hóa đi bộ sẽ được nâng cao và người đi bộ sẽ tuân theo quy định một cách tự nguyện”, TS. Tuấn chia sẻ.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.