Hồ sơ tài liệu

Phía sau việc Lào kêu gọi đàm phán song phương về Biển Đông?

30/05/2016, 13:48
image

Mới đây, Thủ tướng Lào Thongloun Sisoulith bất ngờ kêu gọi giải quyết tranh chấp trên Biển Đông bằng đàm phán song phương.

dao-nhan-tao-trong-tham-vong-sieu-cuong-cua-trung-

Trung Quốc ngang ngược xây đảo nhân tạo trên Biển Đông thuộc vùng chủ quyền không thể chối cãi của Việt Nam

 Trong cuộc phỏng vấn với The Nikkei, ông Thongloun Sisoulith kêu gọi các nước liên quan tổ chức đàm phán song phương về các tranh chấp lãnh thổ. 

Hiện nay, nhiều nước trong khối ASEAN bao gồm Philippines, Việt Nam có tranh chấp với Trung Quốc về vấn đề Biển Đông. Việt Nam khẳng định có chủ quyền không thể tranh cãi trên Biển Đông. Song, Trung Quốc luôn trái phép thực hiện các hành vi bồi đắp, cải tạo trái phép làm thay đổi hiện trạng Biển Đông, xâm phạm chủ quyền Việt Nam.

Theo ông Thongloun, "là Chủ tịch luân phiên của ASEAN, Lào sẽ nỗ lực tạo một môi trường thân thiện để đàm phán tích cực giữa các nước có liên quan". Ông Thongloun cũng kêu gọi các nước kiềm chế các hành động có thể làm gia tăng căng thẳng trên Biển Đông. Đồng thời, ông Thongloun cũng kêu gọi các nước ASEAN cần cẩn trọng khi đưa ra quyết định về vấn đề này".

Thủ tướng lào

Thủ tướng Lào Thongloun Sisoulith kêu gọi "các nước liên quan tổ chức đàm phán hòa bình" về các tranh chấp lãnh thổ. 

Lời kêu gọi đàm phán song phương giữa các nước có tranh chấp trên Biển Đông của Thủ tướng Lào đã đi ngược lại các tuyên bố chung của ASEAN cùng nhiều tổ chức khác và cộng đồng quốc tế.

Mới đây nhất, tại Hội nghị thượng đỉnh G7 tổ chức tại Nhật, lãnh đạo các cường quốc thế giới đã ra tuyên bố chung kêu gọi "tất cả các nước cần tôn trọng tự do hàng hải và hàng không, khẳng định mọi tuyên bố chủ quyền phải phù hợp với luật pháp quốc tế; đồng thời thúc giục các nước liên quan trong tranh chấp không thực hiện "những hành động đơn phương có thể khiến căng thẳng gia tăng", không sử dụng "vũ lực hoặc cưỡng ép" nhằm thúc đẩy, củng cố các tuyên bố chủ quyền".

Trung Quốc tăng cường bồi đắp, cải tạo

Trung Quốc tăng cường bồi đắp, cải tạo, làm thay đổi hiện trạng trên Biển Đông

Trước đó, tại Hội nghị Cấp cao Đặc biệt ASEAN-Hoa Kỳ được tổ chức ở Sunnylands hồi tháng 2 vừa qua, Hội nghị cũng ra tuyên bố chung trong đó "tôn trọng và ủng hộ vai trò trung tâm của ASEAN và các cơ chế do ASEAN dẫn dắt trong cấu trúc khu vực đang định hình ở khu vực Châu Á-Thái Bình Dương".

Ngoài ra, trong tuyên bố chung, các lãnh đạo còn "cùng cam kết giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hoà bình, bao gồm việc tôn trọng các tiến trình ngoại giao và pháp lý, không đe dọa hoặc sử dụng vũ lực, phù hợp với các nguyên tắc được thừa nhận rộng rãi của luật pháp quốc tế, bao gồm Công ước của LHQ về Luật biển năm 1982 (UNCLOS); Cùng cam kết duy trì hòa bình, an ninh và sự ổn định trong khu vực, bảo đảm an ninh và an toàn hàng hải, bao gồm cả quyền tự do hàng hải và hàng không và các mục đích sử dụng biển hợp pháp khác, và thương mại hàng hải hợp pháp không bị cản trở và như đã được nêu trong Công ước 1982 của LHQ về Luật biển (UNCLOS); cũng như phi quân sự hoá và tự kiềm chế trong các hoạt động. Đặc biệt, các bên cùng cam kết thúc đẩy hợp tác để giải quyết các thách thức chung trong lĩnh vực biển.

Tới đây, hội nghị Thượng đỉnh An ninh Châu Á chuẩn bị tổ chức tại Singapore cũng dự kiến sẽ xoay quanh những hành động trái phép của Trung Quốc trên Biển Đông

Tranh chấp trên Biển Đông nằm trong phạm vi an ninh, an toàn hàng hải mà các nước trong khu vực và các nước có lợi ích quốc gia trên Biển Đông cùng phải quan tâm, theo sát và giải quyết. Vì Biển Đông là tuyến hàng hải quan trọng. Hơn nữa, việc Trung Quốc tăng cường bồi đắp, cải tạo các đảo đá nhân tạo và xây đường băng quân sự, đưa máy bay quân sự ra khu vực này ... có thể đe dọa an ninh trong khu vực.

Bản thân Mỹ từng nhiều lần khẳng định "Mỹ có lợi ích quốc gia" trên Biển Đông. Điều này đã được Ngoại trưởng Mỹ John Kerry và Bộ Quốc phòng Mỹ tuyên bố.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.