Xã hội

Phiên chất vấn kỳ họp Quốc hội lần này sẽ thực hiện như thế nào?

28/10/2019, 14:59

Hoạt động chất vấn được tổ chức theo nhóm vấn đề, vấn đề thuộc trách nhiệm của cá nhân nào thì người đó có trách nhiệm trả lời.

img
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khoá XIV, thời gian dành cho hoạt động chất vấn là 03 ngày (từ 06/11 đến 08/11/2019)

Theo Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khoá XIV, thời gian dành cho hoạt động chất vấn là 03 ngày (từ 06/11 đến 08/11/2019). Phiên chất vấn được phát thanh, truyền hình trực tiếp trên Đài Tiếng nói Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam, Truyền hình Quốc hội Việt Nam.

Chất vấn theo cách thức lấy nhóm vấn đề làm trọng tâm

Tại kỳ họp Quốc hội lần này, hoạt động chất vấn sẽ được tổ chức theo cách thức lấy nhóm vấn đề làm trọng tâm, vấn đề thuộc trách nhiệm của cá nhân nào thì người đó có trách nhiệm trả lời. Người bị chất vấn không trình bày báo cáo, có thể phát biểu về vấn đề chất vấn (không quá 5 phút) trước khi đại biểu Quốc hội tiến hành chất vấn.

Cuối phiên chất vấn, Thủ tướng Chính phủ trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội về những vấn đề liên quan đến công tác điều hành của Chính phủ. Sau hoạt động chất vấn, Quốc hội ban hành nghị quyết làm cơ sở cho việc giám sát việc thực hiện.

Tại phiên chất vấn, Quốc hội tiếp tục áp dụng những cải tiến đã thực hiện tại các kỳ họp trước như: mỗi lượt có 03 - 05 đại biểu đặt câu hỏi chất vấn, mỗi đại biểu nêu chất vấn không quá 01 phút; người bị chất vấn trả lời không quá 03 phút/01 nội dung chất vấn.

Trong quá trình chất vấn, đại biểu Quốc hội có quyền tranh luận đối với các thành viên Chính phủ, Trưởng ngành để làm rõ những vấn đề đã được trả lời nhưng chưa thỏa đáng; thời gian tranh luận không quá 02 phút, thông tin tranh luận phải chính xác, đúng phạm vi chất vấn; không lạm dụng đăng ký tranh luận để đặt câu hỏi chất vấn; khi cần thiết, giữa các đại biểu có thể trao đổi lại với nhau nhưng cần cụ thể, đúng trọng tâm vấn đề chất vấn.

Về tiêu chí lựa chọn nhóm vấn đề chất vấn, là vấn đề bức xúc, nổi lên trong đời sống kinh tế - xã hội của đất nước, được nhiều đại biểu Quốc hội, cử tri quan tâm; ưu tiên những vấn đề chưa được chất vấn hoặc những vấn đề đã chất vấn từ đầu nhiệm kỳ. Không chất vấn những vấn đề đã có trong nghị quyết về chất vấn và nghị quyết giám sát chuyên đề của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội trong thời gian 12 tháng tính đến thời điểm chất vấn.

Từ các nguồn thông tin phục vụ việc lựa chọn nhóm vấn đề chất vấn, tính đến ngày 23/10/2019, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã nhận được 73 nhóm vấn đề từ đề xuất của 57 Đoàn đại biểu Quốc hội, 24 vấn đề từ 16 phiếu chất vấn của đại biểu Quốc hội, 114 vấn đề qua ý kiến, kiến nghị của cử tri gửi đến kỳ họp thứ 8 và những vấn đề nổi lên qua thảo luận tại tổ về tình hình kinh tế - xã hội 2019-2020.

Căn cứ quy định pháp luật và xem xét tổng thể các vấn đề có liên quan, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xin trình Quốc hội 05 nhóm vấn đề chất vấn thuộc 05 lĩnh vực, gồm: Nông nghip và phát trin nông thôn; Công thương; Thanh tra; Ni vụ; Thông tin – truyn thông. T 5 nhóm vn đ được d kiến cht vn, các đi biu Quc hi s th hin quan đim và 4 v có s phiếu la chn nhiu nht là nhng người "lên ghế nóng" ti kỳ hp này.

Sáng nay (28/10), Tổng thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc đã gửi phiếu đề nghị các đại biểu Quốc hội lựa chọn 4 trong số 5 nhóm vấn đề dự kiến cho phiên chất vấn tới đây.

Các đại biểu sẽ chọn 4 trong 5 người được đề xuất chọn đăng đàn trả lời chất vấn tại kỳ họp thứ 8 của Quốc hội gồm Bộ trưởng Công Thương Trần Tuấn Anh, Tổng Thanh tra Chính phủ Lê Minh Khái, Bộ trưởng Thông tin và truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Lê Vĩnh Tân, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.