Thời sự Quốc tế

Philippines - Trung Quốc bế tắc về thỏa thuận khai thác năng lượng chung

Philippines cho biết, các cuộc đàm phán ban đầu với Bắc Kinh về khai thác khí đốt và dầu mỏ trên Biển Đông đã thất bại.

Theo thông báo ngày 5/9 từ Bộ Ngoại giao Philippines, các thỏa thuận khai thác khí đốt và dầu mỏ trên Biển Đông cần phải tuân thủ hiến pháp và luật pháp quốc tế của mỗi nước.

Cũng theo ông, Manila mong muốn xây dựng trên những quyền lợi mà hai lãnh đạo tiền nhiệm đạt được trên nguyên tắc, theo một khung thỏa thuận mới.

Bộ Ngoại giao Philippines cũng cho biết, các cuộc thảo luận về vấn đề trên diễn ra trong các chuyến thăm của Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị, Ban liên lạc đối ngoại Uỷ ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc Lưu Kiến Siêu hồi tháng 7 và tháng 8 không tiến triển đến mức đối thoại cấp làm việc.

img

Tàu tuần duyên Philippines và tàu hải cảnh Trung Quốc trong một lần xuất hiện ở Biển Đông.

Tại cuộc điều trần trước Hạ viện Philippines tuần trước, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Philippines Enrique Manalo cho biết Trung Quốc muốn đạt được thỏa thuận chia sẻ lợi nhuận 50-50 đối với dự án chung giữa hai nước thay vì 60-40 nghiêng về Philippines.

Tháng 6 năm nay, Tổng thống Philippines tiền nhiệm Rodrigo Duterte đã chấm dứt các cuộc thảo luận về khai thác năng lượng chung giữa Manila và Bắc Kinh trên Biển Đông vì cho rằng không phù hợp với hiến pháp nước này.

Trong bối cảnh bế tắc ngoại giao tiếp diễn, cựu Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario kêu gọi chính quyền Tổng thống Ferdinand Marcos Jnr tiếp tục thúc đẩy và phát triển các mỏ dầu, khí đốt nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Philippines trên Biển Đông vốn đang tranh chấp chủ quyền.

Ông Del Rosario nói thêm, Tổng thống cần “ý chí chính trị” để tìm ra các nguồn năng lượng mới vượt qua khủng hoảng chi phí sinh hoạt đang ảnh hưởng nặng nề tới người dân nước này.

Theo phán quyết của Tòa trọng tài quốc tế về Biển Đông năm 2016, Philippines có quyền chủ quyền để khai thác trữ lượng năng lượng bên trong vùng đặc quyền kinh tế 321 hải lý. Song, Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền với gần như toàn bộ Biển Đông và không công nhận phán quyết trên.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.