Quản lý

Phó Chủ tịch tỉnh Bình Định nói GPMB QL19 "không chậm"

04/04/2015, 14:19

Ông Ngô Đông Hải,Phó chủ tịch tỉnh Bình Định: "Nói chậm GPMB đoạn BOT QL19 là không đúng".

Thi công "xôi đỗ"?

Trong hai ngày cuối cùng của tháng 3, PV Báo Giao thông đã trực tiếp đi dọc tuyến đường từ khu vực ngã tư cầu Bà Di (Km17 QL 19, giao với QL1A) đến huyện Tây Sơn (Bình Định). Qua quan sát, chứng kiến cảnh thi công chỗ được chỗ không, việc thi công gián đoạn vì vướng mặt bằng chưa bàn giao.

Ông Vương Chí Thiện, Phó giám đốc Công ty 36.71 (Tổng công ty 36, Bộ Quốc phòng) cho biết: Đoạn vướng ở Km17+027 – Km30+200) thuộc địa bàn thị xã An Nhơn (Bình Định) có 843 hộ dân bị ảnh hưởng, hiện nay đã chi trả đền bù cho gần 600 hộ.

Tuy nhiên đến thời điểm ngày 2/4 có khoảng hơn 200 hộ không chịu nhận tiền đền bù hỗ trợ, một số hộ dân trả lại tiền này. Các hộ này tập trung chủ yếu ở phường Nhơn Hòa và xã Nhơn Thọ. Theo kiểm đếm chiều dài vướng mặt bằng để thi công còn khoảng hơn 4km/13km.

_MG_0013
Chưa thể GPMB nên việc thi công vẫn chưa đồng loạt

Đoạn cầu khu vực Huỳnh Kim đoạn gần Bà Di có khoảng 20 hộ dân chưa nhận tiền đền bù. Người dân thắc mắc ranh giới đền bù, đơn giá chênh lệch so với GPMB QL1.

Tương tự, tại huyện Tây Sơn có 758 hộ dân được hỗ trợ, đền bù. Hiện đã chi trả 7,17 tỉ đồng chủ yếu về hoa màu, vật kiến trúc, đất ruộng. Tuy nhiên do xác định nguồn gốc đất, ranh giới chưa xong nên còn 1,5 km qua huyện Tây Sơn phải bỏ đó.

Đoạn tuyến thi công hạ đèo Mang Yang (huyện Mang Yang, Gia Lai) hiện đang thi công chậm nhất trong dự án BOT QL 19. “Khu vực đỉnh đèo này theo thiết kế phải hạ khoảng 10m. Tuy nhiên vẫn còn 2 hộ dân ở đỉnh đèo vẫn chưa thể GPMB được.

Đối với việc hạ đèo Mang Yang, trong công tác triển khai thi công buộc phải hạ phần đỉnh đèo trước thì mời có thể hạ tiếp ở các phần khác. Tuy nhiên hai hộ dân khu vực đỉnh đèo trong diện giải tỏa chưa đồng tình phương án đền bù khiến cho việc thi công rất khó khăn. Ngoài ra khu vực đỉnh đèo này cũng là một vị trí độc đạo của tuyến đường. Không thể nấn, chỉnh tuyến nên chúng tôi buộc phải chờ UBND tỉnh Gia Lai giúp đỡ mới có thể sớm thi công việc hạ đèo.

Chính quyền quản lý lỏng lẻo

Để tìm hiểu nguyên nhân của việc chậm GPMB này, PV Báo Giao thông có cuộc khảo sát ý kiến người dân, trong đó hầu hết người dân đều nói diện tích của họ từ mép đường QL19, nhưng đền bù cho họ lại lùi vào sâu hơn, và giá cũng quá thấp.

Ông Nguyễn Xuân Thanh (thôn Tân Hòa, P. Nhơn Hòa, Thị xã An Nhơn, Bình Định) cho biết việc tính cách mép đường một khoảng vào nhà là chưa đúng. Đất nhà tôi phải được tính từ mép đường vào đến cọc GPMB; mức giá 4 triệu đồng/m2 đất nhà ở là chưa hợp lý vì thấp hơn thị trường.

Anh Nguyễn Viết Toàn (cùng địa chỉ trên) cho biết, nhà tôi 217m nhưng chỉ được tính đền bù 200m2 đất nhà ở. Ông Hà Tốt Bá (P.Nhơn Hòa, An Nhơn) cho rằng, đất nhà cũ tôi được tính thuế theo sổ đỏ từ mép đường QL19. Vậy phải được tính đền bù từ mép đường vào cọc GPMB. Trước đây tôi đã bán 4,7 triệu/m2 nay trả tôi 4 triệu/m2 thì không được. Tôi đề nghị tiền hỗ trợ đền bù phải tính vào giá đất năm 2015, ít nhất khoảng 5 triệu/m2”…

_MG_0008
Ông Nguyễn Tấn Hào, Chủ tịch UBND xã Nhơn Thọ (thị xã An Nhơn, Bình Định) cho biết, “việc quản lý đất đai của cơ quan chức năng trước đây rất lỏng lẻo, chính vì vậy mới có chuyện nhập nhằng như thế này". 

Theo bản đồ địa chính việc cấp sổ đỏ cho người dân được xác định năm 1993, phần đất được tính từ lề đường vào nhà dân. Trong khi đó việc xác định trên bản đồ cùng với quy định thì phần đất này không thuộc vào diện tích cần phải đo đạc vào diện tích đền bù.

Ông Nguyễn Tấn Hào, Chủ tịch UBND xã Nhơn Thọ (thị xã An Nhơn, Bình Định) cho biết, “việc quản lý đất đai của cơ quan chức năng trước đây rất lỏng lẻo, chính vì vậy mới có chuyện nhập nhằng như thế này. Thời xưa việc đo và và xác định quyền sử dụng đất cho người dân không ghi rõ giáp giới với QL 19 là bao nhiêu mét cả. Cho nên việc xác định thửa đất rất khó, nhất là phần lề đường với đất nhà ở của các hộ dân. Vậy nên có chuyện nhà có giấy chứng nhận sở hữu đất gần đường được đền bù thì nhà cạnh đó lại tranh cãi, đòi đền bù theo”.

Trong khi đó, Sở GTVT và Sở TN&MT cũng giải thích lập lờ, không cặn kẽ với người dân. Chúng tôi cũng không có quyền để giải quyết việc phân giới này, nên vẫn cứ chờ hai Sở trên xuống giải quyết.

Ông Nguyễn Thanh Hồng, Giám đốc trung tâm Quỹ đất thị xã An Nhơn cho biết, số hộ không chịu nhận tiền có 243 hộ. Trong đó có nhiều hộ dân đã nhận tiền đền bù nhưng vẫn tiếp tục khiếu kiện vì cho rằng không công bằng trong cách phân định mặt bằng.

Ngoài ra Công ty 36.71 còn cho biết, hiện vẫn còn một số vướng mắc khác như: Tại Bình Định, vướng mắc về kinh phí di dời 85 cột điện do địa phương đầu tư bằng kinh phí hợp tác xã và nhân dân đóng góp, không có giấy phép thi công và di dời. Vướng 10 vị trí cột điện 35KV do công ty điện lực Bình Định chưa di dời.Tại tỉnh Gia Lai: Vướng mắc trong việc xác định thời điểm công bố quy hoạch hành lang ATGT làm cơ sở áp dụng đền bù, hỗ trợ tại huyện Mang Yang. Vướng mắc kinh phí di dời đường ống nước của Lữ đoàn 7 và Lữ đoàn 40 (Quân đoàn 3).

Trong lúc chủ đầu tư, nhà thầu "lo sốt vó" vì chưa thể thi công đúng tiến độ, trả lời phóng viên Báo Giao thông ông Ngô Đông Hải - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định, cho biết: "Nói chậm GPMB là chưa đúng, hiện đã đã cơ bản bàn giao đủ mặt bằng cho đơn vị chủ đầu tư thi công bình thường. Chỉ có chi trả cho người dân chậm. Có một số hộ chưa chấp nhận tiền đền bù chứ không có chuyện chậm (?!)

Ông Hải nhấn mạnh: "Cách thức lập thủ tục chi trả tiền của Công ty 36 với địa phương còn chưa thống nhất. Vì đây là lần đầu trong GPMB, nên lướng vướng. Nhưng từ sau Tết đến nay người dân bắt đầu nhận tiền đền bù, hỗ trợ".

Cũng theo ông Hải, hiện chính quyền địa phương đang phối hợp với Sở GTVT tỉnh tổ chức đối thoại với người dân để giải thích cho bà con hiểu. 

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.