• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
An toàn giao thông

Phó Thủ tướng: Cứu một mạng người là phúc đẳng hà sa

01/11/2017, 20:25

20 năm qua, Ủy ban ATGT Quốc gia nỗ lực kéo giảm TNGT theo tinh thần cứu một mạng người phúc đẳng hà sa.

1

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban ATGT Quốc gia Trương Hòa Bình phát biểu tại buổi gặp mặt. Ảnh: Khánh Linh

Kết quả kéo giảm TNGT được nhân dân ghi nhận

Phát biểu tại buổi gặp mặt kỷ niệm 20 năm thành lập Ủy ban ATGT Quốc gia vào chiều 1/11, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban ATGT Quốc gia Trương Hòa Bình đánh giá, kể từ khi thành lập đến nay, Ủy ban ATGT Quốc gia luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ của một cơ quan phối hợp liên ngành, thực hiện chức năng giúp Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các Bộ, ngành, địa phương thực hiện các chiến lược, đề án quốc gia về bảo đảm trật tự ATGT và triển khai các giải pháp liên ngành nhằm bảo đảm trật tự ATGT, kéo giảm tai nạn giao thông (TNGT) theo triết lý của nhà Phật, cứu một mạng người phúc đẳng hà sa.

Khẳng định đảm bảo ATGT luôn là một vấn đề trọng tâm có tính thời sự, là một trong những nhiệm vụ chính trị quan trọng được Đảng, Quốc Hội, Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ quan tâm chỉ đạo, Phó Thủ tướng cho biết, theo báo cáo của Tổ chức Y tế thế giới, mỗi năm, TNGT cướp đi sinh mạng của gần 1,25 triệu người và làm cho hơn 50 triệu người khác lâm vào cảnh thương tật vĩnh viễn suốt đời, với tổng chi phí thiệt hại hàng năm lên tới 3% tổng GDP toàn cầu. 

Theo Phó Thủ tướng, kể từ khi thành lập (ngày 29/10/1997) tới nay, Ủy ban ATGT Quốc gia luôn phát huy tốt vai trò điều phối các nỗ lực của các Bộ, ngành Trung ương và các địa phương trong việc tham mưu cho Đảng, Quốc Hội, Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ ban hành nhiều văn bản chỉ đạo quan trọng, có giá trị cả về lý luận và thực tiễn, như: Chỉ thị 23 năm 2003 và gần đây là Chỉ thị 18 của Ban bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm trật tự ATGT và chống ùn tắc giao thông, Nghị Quyết 13 năm 2002, Nghị quyết 32 năm 2007 và đặc biệt là Nghị quyết 88 của Chính phủ về tăng cường các giải pháp cấp bách nhằm bảo đảm trật tự ATGT cũng như trực tiếp ban hành các văn bản chỉ đạo, kế hoạch phối hợp liên ngành nhằm kiềm chế, kéo giảm TNGT, bảo đảm cuộc sống bình yên cho nhân dân.

"Những kết quả kéo giảm TNGT tại Việt Nam được nhân dân ghi nhận và các tổ chức quốc tế đánh giá cao. Từ chỗ mỗi năm có từ 12.000 đến 13.000 người tử vong do TNGT, đến nay đã giảm xuống dưới 9.000 người, số người bị thương cũng như thiệt hại về tài sản vật chất cũng kéo giảm đáng kể. Đây là kết quả của toàn hệ thống chính trị, các bộ, ngành, địa phương với nòng cốt là ngành GTVT, Công an, Y tế và có sự đóng góp đáng ghi nhận, hiệu quả của Uỷ ban ATGT Quốc gia", Phó Thủ tướng nói.

Cảm ơn thế hệ đi trước đã có những đóng góp trực tiếp, gián tiếp cho quá trình hình thành, kiện toàn và hoạt động của Ủy ban ATGT Quốc gia ngày hôm nay, Phó Thủ tướng khẳng định, hoạt động bảo đảm an toàn cho cộng đồng là những hoạt động cao quý, vừa vất vả nặng nhọc nhưng cũng rất vinh quang và tự hào vì "Tính mạng con người là trên hết - Cứu một mạng người là phúc đẳng hà sa".

Theo Phó Thủ tướng, bên cạnh kết quả đã đạt được, tình hình trật tự ATGT còn diễn biến phức tạp, TNGT còn ở mức cao, ùn tắc giao thông tại các đô thị lớn đang có xu hướng gia tăng. Thời gian tới, cùng với quá trình tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ, nhu cầu giao thông và số lượng phương tiện giao thông sẽ tiếp tục gia tăng nhanh chóng tạo áp lực lớn cho nhiệm vụ bảo đảm trật tự ATGT, đòi hỏi chúng ta phải tiếp tục thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp, từ hoàn thiện thể chế pháp luật, xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông, nâng cao năng lực quản lý nhà nước, xây dựng văn hoá giao thông,…. để khắc phục, kiềm chế và đẩy lùi TNGT, ùn tắc giao thông hướng tới một hệ thống giao thông an toàn và thân thiện.

Những thách thức trong thời kỳ mới đặt ra yêu cầu cần phải có giải pháp mới với cách tiếp cận mới, Phó Thủ tướng cho rằng, đây chính là lý do chúng ta cần khẩn trương đẩy mạnh quá trình soạn thảo và ban hành nghị quyết mới của Chính phủ nhằm kéo giảm TNGT, kiềm chế ùn tắc giao thông giai đoạn 2017-2021 trên cơ sở bám sát các chỉ đạo trong Chỉ thị 18 của Ban Bí thư, phát huy những kết quả của Nghị quyết 88, bổ sung, cập nhật các giải pháp bảo đảm TTATGT phù hợp với tình hình và xu thế phát triển của đất nước với mục tiêu xuyên suốt là Xây dựng văn hoá giao thông cho toàn xã hội.

Để góp phần thực hiện được nhiệm vụ nêu trên, Phó Thủ tướng yêu cầu Uỷ ban ATGT Quốc gia tiếp tục phát huy tốt vai trò là cơ quan điều phối liên ngành, chỉ đạo các Bộ, ngành, địa phương thực hiện hiệu quả Chỉ thị 18 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm trật tự ATGT, chống ùn tắc giao thông; nghị quyết 88 của Chính phủ cùng với những chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ với trọng tâm là xây dựng văn hoá giao thông cho toàn xã hội bằng những việc cụ thể như: Nâng cao hiệu quả chỉ đạo điều hành với trọng tâm là phát huy vai trò và trách nhiệm của người đứng đầu. Tiếp tục hoàn thiện thể chế, pháp luật; phân công rõ chức năng nhiệm vụ của từng cơ quan, đơn vị; nâng cao hiệu quả phối hợp liên ngành; phát huy vai trò của các đoàn thể chính trị, xã hội các tổ chức tôn giáo và các mô hình tự nguyện, tự quản trong nhân dân.

Cùng đó, Ủy ban ATGT Quốc gia cần hoàn thiện và thực hiện có hiệu quả các chiến lược, quy hoạch để đầu tư phát triển, bảo trì và khai thác hiệu quả kết cấu hạ tầng giao thông, vận tải công cộng gắn với quản lý chặt chẽ hoạt động đầu tư, xây dựng và phát triển không gian đô thị, nông thôn. Đẩy mạnh tái cơ cấu vận tải, nâng cao sức cạnh tranh và thị phần của đường sắt, đường thuỷ nội địa, vận tải ven biển nhằm giảm phụ thuộc vào đường bộ. Hiện đại hoá công tác thực thi pháp luật với trọng tâm là ứng dụng công nghệ mới và thành tựu của cách mạng công nghiệp lần thứ 4 trong quản lý, điều hành giao thông cũng như trong tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm về trật tự ATGT. Triển khai có hiệu quả chương trình giáo dục ATGT trong nhà trường và đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến vận động xây dựng văn hoá giao thông qua hệ thống cơ quan báo chí, mạng xã hội và hệ thống thông tin cơ sở.

3

Bộ trưởng Bộ GTVT, Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban ATGT Quốc gia Nguyễn Văn Thể. Ảnh: Khánh Linh

Giữ vững truyền thống của Ủy ban ATGT Quốc gia

Phát biểu tại buổi gặp mặt, Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thể cho rằng, ATGT là vấn đề mọi người dân đều quan tâm. Để đảm bảo trật tự ATGT cần có sự phối hợp của nhiều ngành, nhiều đơn vị, trong đó vai trò của ngành GTVT và Công an là nòng cốt. Theo Bộ trưởng, TNGT vẫn còn diễn biến phức tạp, có những giai đoạn TNGT là vấn nạn như năm 2007 với trên 13.000 người chết vì TNGT. Sau đó, nhờ tập trung chỉ đạo, TNGT giảm dần. Tuy nhiên, Bộ trưởng cho rằng, giai đoạn tiếp theo khi nguồn lực dành cho đảm bảo ATGT giảm, TNGT lại diễn biến phức tạp.

Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể khẳng định, những người làm ngành Giao thông luôn ý thức được trách nhiệm đối với đảm bảo ATGT. Chúng tôi cũng luôn chia sẻ đối với những trường hợp gặp TNGT, đặc biệt là những gia đình có người chết, bị thương vì TNGT. Tính mạng con người là quan trọng, nếu chẳng may bị TNGT hậu quả sẽ rất nặng nề. Vì vậy, Bộ GTVT, Ủy ban ATGT Quốc gia cần thực hiện tốt trách nhiệm của mình để nâng cao ATGT, giảm dần TNGT.

“Trong giai đoạn hiện nay, tôi được kế thừa những thành tựu to lớn qua 20 năm thành lập Ủy ban ATGT Quốc gia, đến thời điểm này tình hình TNGT đã được kéo giảm nhiều so với trước đây. Nếu các năm trước mỗi năm có trên 13.000 người chết thì năm vừa qua chúng ta đã kéo giảm xuống còn dưới 9.000 người. Đây là thành tựu, truyền thống tốt đẹp của Ủy ban ATGT Quốc gia”, Bộ trưởng nói. 

Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể cũng khẳng định: "Với tư cách là cơ quan thường trực và chịu trách nhiệm chính trong tham mưu, phối hợp với các cơ quan, đơn vị để tham mưu cho Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ GTVT sẽ quyết tâm giữ vững truyền thống của Ủy ban ATGT Quốc gia, lắng nghe ý kiến của thế hệ đi trước và dư luận xã hội để đề xuất với Chính phủ những giải pháp tốt nhất góp phần kiềm chế TNGT, những tác hại của TNGT, giữ gìn cuộc sống bình yên của nhân dân".

Cho rằng số km giao thông ngày càng tăng, số lượng phương tiện tăng nhanh đột biến, TNGT có nguy cơ phức tạp hơn, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể khẳng định đây là những thách thức lớn đối với những cơ quan, đơn vị làm công tác đảm bảo trật tự ATGT.

“Chúng tôi mong được sự ủng hộ của Chính phủ, Thủ tướng, Phó Thủ tướng, đặc biệt là các cơ quan, đơn vị, địa phương. Ủy ban ATGT Quốc gia có sự tham gia của 12 Bộ, ngành và 63 tỉnh thành. Do đó, mỗi một địa phương, Bộ, ngành làm tốt nhiệm vụ thì Ủy ban ATGT Quốc gia sẽ hoàn thành tốt nhiệm vụ", Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể nói.

2

Nguyên Bộ trưởng Bộ GTVT, nguyên Chủ tịch Ủy ban ATGT Quốc gia Lê Ngọc Hoàn. Ảnh: Khánh Linh

Ủy ban ATGT Quốc gia đã làm tốt công tác chỉ đạo, điều phối, phối hợp liên ngành

Tham dự buổi gặp mặt, nguyên Bộ trưởng GTVT Lê Ngọc Hoàn cho biết, ngày đó hạ tầng giao thông đường bộ còn hạn chế, đi lại khó khăn trong lúc phương tiện cơ giới bắt đầu tăng nhanh, nhất là xe máy đã kéo theo TNGT gia tăng. Ngành GTVT và Công an đã phối hợp chặt chẽ trong đảm bảo ATGT. Ngày đó, cũng chưa quy định bắt buộc đội mũ bảo hiểm mà chỉ vận động, các cơ quan, đơn vị nhà nước gương mẫu thực hiện trước.

"Từ khi nghỉ công tác năm 2002, tôi luôn theo dõi công tác đảm bảo ATGT. Ủy ban ATGT Quốc gia khi có Phó Thủ tướng Chính phủ làm Chủ tịch nên đã nâng cao hiệu quả trong chỉ đạo, điều phối và phối hợp liên ngành trong đảm bảo ATGT, đã đi vào giải quyết những vấn đề nóng về ATGT, TNGT và chống ùn tắc giao thông", ông Hoàn chia sẻ.

"Với hệ thống giao thông hiện nay, với số lượng phương tiện chủ yếu là xe máy (hơn 50 triệu xe), vấn đề ATGT của Việt Nam vẫn là một thách thức trong thời gian tới. Ủy ban ATGT Quốc gia và các Bộ, ngành, đoàn thể, địa phương cần thực hiện kiên trì, thường xuyên và đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp mà Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình vừa chỉ đạo, qua đó giúp giao thông Việt Nam tốt hơn, hiện đại hơn, an toàn hơn trong thời gian tới, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của Đất nước", ông Hoàn nói.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.