Hồ sơ tài liệu

"Phớt lờ" lệnh trừng phạt, Triều Tiên lại sản xuất nhiên liệu hạt nhân

07/06/2016, 10:26
image

Triều Tiên có khả năng mở cửa lại nhà máy tái sản xuất Plutonium phục vụ cho chương trình vũ khí hạt nhân.

tải xuống

Lãnh đạo Kim Jong-un "chiêm ngưỡng" mũi tên lửa đạn đạo hạt nhân. Ảnh: Reuters

Cơ quan giám sát hạt nhân của Liên Hợp Quốc cho biết dường như Triều Tiên đã cho mở cửa trở lại nhà máy sản xuất plutonium từ nguyên liệu đã qua sử dụng.

Phát ngôn viên của IAEA cho biết: “Có nhiều dấu hiệu cho thấy nhà máy tái chế tại nhà máy Yonbyon đã được kích hoạt trở lại. Đây có thể là nơi được sử dụng nhằm tái chế nhiên liệu”.

Theo Reuters, cho đến nay chưa có báo cáo chính thức nào về lượng uranium hoặc plutonium mà Triều Tiên đang sở hữu hoặc sẽ sản xuất, song giới chức quốc tế đều khẳng định rằng plutonium là nguyên liệu chính mà Bình Nhưỡng sử dụng để chế tạo bom hạt nhân.

Trước đó, vào năm 2013, Bình Nhưỡng đã tuyên bố cho khởi động lại toàn bộ các căn cứ hạt nhân, bao gồm cả lò phản ứng chính tại khu Yongbyon từng bị đóng cửa. Trong tháng 9/2015, Nhà máy Yongbyon đã chính thức đi vào hoạt động và đã cải thiện cả về “số lượng lẫn chất lượng” vũ khí hạt nhân sản xuất tại đây.

Trong khi đó, hồi năm ngoái, Cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) cho biết đã quan sát được dấu hiệu của sự tái hoạt động tại nhà máy Yongbyon, trong đó có cả lò phản ứng chính.

Hiện nay, Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc và cộng đồng quốc tế đang nỗ lực thắt chặt lệnh trừng phạt đối với Triều Tiên vì chương trình hạt nhân và tên lửa mà nước này đã tiến hành từ đầu năm 2016.

Hồi tháng 4/2016, trang 38 North đã phát hiện nhiều đám khí thải từ Phòng thí nghiệm phóng xạ hạt nhân của nhà máy Yongbyon. Trong khi đó, hồi tháng 2, Giám đốc tình báo quốc gia Mỹ cho biết Triều Tiên có thể đã tái sản xuất plutonium cũng  mở rộng cơ sở phát triển uranium nhằm phục vụ cho hoạt động phát triển sản xuất vũ khí hạt nhân.

Video Triều Tiên tấn công giả định Nhà xanh Phủ Tổng thống Hàn Quốc:

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.