Thị trường

Phụ nữ dưới 30 "nghiện" mua đồ ăn online

12/03/2020, 20:06

Theo kết quả khảo sát, phụ nữ văn phòng dưới 30 tuổi chiếm phần lớn trong nhóm những người đặt món ăn trực tuyến.

img
Phụ nữ dưới 30 "nghiện" mua đồ ăn trực tuyến (Ảnh các hãng vận chuyển đứng đợi lấy đồ mang cho khách)

Theo kết quả Khảo sát thị trường về nhu cầu tiêu dùng ngành ẩm thực Việt Nam do Gojek (Công ty mẹ của Công Ty TNHH Thương Mại Công Nghệ GoViet) và Kantar thực hiện trong quý 4 năm 2019, tại TP HCM và Hà Nội, với gần 4.000 người trong độ tuổi từ 15-45, phụ nữ văn phòng dưới 30 tuổi chiếm phần lớn trong nhóm những người sử dụng dịch vụ đặt món ăn trực tuyến.

Tỉ lệ người dùng là phụ nữ đặt món ăn trực tuyến nhiều gấp đôi nam giới ở cả hai thành phố. Đa số người sử dụng dịch vụ đặt món ăn trực tuyến đặt ít nhất một lần trong một tuần. Cứ 10 bữa ăn thì có một bữa đặt trực tuyến, thường là cho bữa trưa và bữa ăn vặt. Tổng lượng đơn hàng trên thị trường đặt món trực tuyến tại Tp. HCM nhiều gấp 6 lần Hà Nội. Chi tiêu trung bình dành cho đặt món ăn trực tuyến tại Tp. HCM cũng cao hơn 10% so với Hà Nội.

Trước đó, Công ty Nghiên cứu thị trường GCOMM, khảo sát 600 khách hàng Hà Nội và TP.HCM đã đưa ra kết quả, 99% người tham gia khảo sát cho biết sử dụng các dịch vụ đặt thức ăn trực tuyến ít nhất 2-3 lần/tháng. Đáng chú ý, có đến 39% người tham gia khảo sát đặt món thông qua ứng dụng 2-3 lần/tuần.

Theo kết quả, có 5 mối quan tâm hàng đầu của người dùng dịch vụ giao nhận đồ ăn trực tuyến là tốc độ giao hàng, đóng gói sạch, chất lượng đảm bảo, sản phẩm chính xác và có nhiều món với giá hợp lý. Do đó, giá cước không phải là vấn đề lớn đối với dịch vụ giao nhận đồ ăn.

Chị Nguyễn Thị Lan, 29 tuổi (Hoàng Mai) một người tiêu dùng thường xuyên đặt đồ ăn từ các ứng dụng trên điện thoại chia sẻ, sự tiện lợi của các dịch vụ này chính là mang đồ ăn tới tận nhà. Đặc biệt, những ngày mưa hay nắng không muốn ra ngoài ăn, chỉ cần đặt qua ứng dụng là có đồ ăn. Ngoài ra, thực đơn trong các ứng dụng này khá phong phú, đa dạng, từ cơm văn phòng, các loại bún, mì, pizza, trà sữa… đáp ứng nhu cầu ẩm thực của mỗi người. Đặc biệt, khuyến mại từ các ứng dụng này rất nhiều, thậm chí có những đồ mua về giá còn rẻ hơn khi ăn ở ngoài quán.

Ông Trường Bomi, CEO của Ahamove dự báo, thị trường giao đồ ăn sẽ có sự tăng trưởng tốt. Bởi càng ngày việc sử dụng smartphone phổ biến hơn, thanh toán trực tuyến cũng tiện dụng hơn và người sử dụng có thể trả tiền qua ví điện tử tạo sự tiện lợi cho cả tài xế và người mua, nguồn cung là các nhà hàng sẽ tốt hơn lên sẽ kích thích thị trường.

img

Dịch Covid-19: Chen lấn đi mua đồ ăn tích trữ càng dễ lây lan, nhiễm bệnh

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.