Xã hội

Phụ nữ làng biển Bình Châu mít tinh phản đối Trung Quốc

23/05/2014, 10:53

Những người mẹ, người vợ... của ngư dân làng biển Bình Châu (Quảng Ngãi) đã tổ chức mit tinh phản đối Trung Quốc đặt giàn khoan trái phép, cấm đánh bắt ở ngư trường Hoàng Sa, Trường Sa.

Chiều 22/5, hàng trăm người là bà, là mẹ, chị, vợ và con của các ngư dân làng biển xã Bình Châu, huyện Bình Sơn (tỉnh Quảng Ngãi) đã tập trung về lăng vạn Gành Cả - nơi thờ “thần biển” thiêng liêng của làng và đi dọc bờ biển phản đối Trung Quốc đặt giàn khoan Haiyang Shiyou 981 trái phép trong vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam, cấm đánh bắt hải sản ở ngư trường truyền thống Hoàng Sa, Trường Sa.

Những người mẹ, người vợ, người con ngư dân xã Bình Châu cầm băng rôn, biểu ngữ và những tấm bản đồ Việt Nam chủ quyền lãnh thổ Việt Nam ghi rõ quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và khẳng định “Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam”. Đồng thời, những người bà, người mẹ, người vợ, người chị, người con của ngư dân xã Bình Châu dõng dạc phản đối Trung Quốc hạ đặt giàn khoan Haiyang Shiyou 981 trái phép trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, ngang ngược cấm đánh bắt trên Biển Đông và yêu cầu Trung Quốc lập tức rút giàn khoan ra khỏi lãnh hải, lãnh thổ Việt Nam.
Những người mẹ, người vợ, người con ngư dân xã Bình Châu cầm băng rôn, biểu ngữ và những tấm bản đồ Việt Nam chủ quyền lãnh thổ Việt Nam ghi rõ quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và khẳng định “Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam”.

Bất chấp cái nắng gay gắt, những người bà, người mẹ, người vợ, người chị, và con, cháu của ngư dân xã Bình Châu đổ về lăng vạn Gành Cả mỗi lúc một đông.

Họ cầm trên tay băng rôn, biểu ngữ và những tấm bản đồ Việt Nam chủ quyền lãnh thổ Việt Nam ghi rõ quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và khẳng định “Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam”. Đồng thời, dõng dạc phản đối Trung Quốc hạ đặt giàn khoan Haiyang Shiyou 981 trái phép trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, ngang ngược cấm đánh bắt trên Biển Đông và yêu cầu Trung Quốc lập tức rút giàn khoan ra khỏi lãnh hải, lãnh thổ Việt Nam.

Sau khi mit tinh tại lăng "thần biển" của làng, họ đi dọc bờ biển phản đối hành động ngang ngược của Trung Quốc trên vùng biển thuộc lãnh hải, lãnh thổ Việt Nam.
 

img

Chị Nguyễn Thị Nương bức xúc, ngày 1/3/2014, chiếc tàu cá của gia đình do chồng chị là anh Võ Văn Lựu (SN 1966, trú xã Bình Châu) là thuyền trưởng cùng 14 ngư dân đang đánh bắt cá tại ngư trường Hoàng Sa thì bị tàu Trung Quốc hành hung gây thương tích và thiệt hại tài sản đang hành nghề. "Vùng biển quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam là ngư trường truyền thống mà ông cha của chúng ta đã nhiều đời tiếp nối nhau mưu sinh. Trung Quốc đã có những hành động xâm lấn trái phép trên vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam, lại còn gây cản trở, uy hiếp, xua đuổi không cho ngư dân xã Bình Châu khai thác ở vùng biển này là không thể chấp nhận được. Ta quyết đuổi chúng đi"- chị Nương nói. 

Từ đầu tháng 5/2014 đến nay, ngoài việc dùng rất nhiều các loại tàu để hộ tống đưa giàn khoan trái phép vào vùng biển Việt Nam, đặc biệt những ngày gần đây, Trung Quốc gia tăng những hành động cản trở, trấn áp, xua đuổi, bắt bớ, đánh đập ngư dân, thu giữ ngư lưới cụ trên tàu của ngư dân Việt Nam đang khai thác bình thường trên vùng biển thuộc chủ quyền, trong đó có tàu Việt Nam đang đánh bắt hải sản bình thường trên ngư trường truyền thống của chúng ta.

Hành động trên của Trung Quốc không những vi phạm trắng trợn chủ quyền lãnh hải, lãnh thổ Việt Nam, gây bất ổn đến ngư trường truyền thống của chúng ta mà đã trực tiếp đánh đập, làm tổn thương đến tính mạng, tài sản của một số ngư dân, gây ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống nhiều gia đình ngư dân xã Bình Châu nói riêng, Việt Nam của chúng ta nói chung.

“Chúng tôi là những người mẹ, người vợ, người con của ngư dân xã Bình Châu, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi cực lực phản đối hành động trên của Trung Quốc. Chúng tôi yêu cầu Trung Quốc dừng ngay những hành động vi phạm chủ quyền của Việt Nam, lập tức rút giàn khoan và toàn bộ tàu bè các loại ra khỏi vùng biển của Việt Nam, trả lại sự bình yên của ngư trường truyền thống để ngư dân chúng tôi mưu sinh”- chị Nguyễn Thị Lý kêu gọi.

Cho dù Trung Quốc có gây khó khăn, cản trở thế nào đi chăng nữa thì ngư dân nơi đây vẫn tiếp nối truyền thống ra khơi bám biển Hoàng Sa, Trường Sa
Cho dù Trung Quốc có gây khó khăn, cản trở, làm hư hỏng tàu cá... thì ngư dân nơi đây khẩn trương sửa chữa phương tiện và tiếp nối truyền thống ra khơi bám biển Hoàng Sa, Trường Sa của cha ông

“Toàn xã Bình Châu có 426 chiếc tàu với công suất 66.700CV, trong đó có 143 tàu thường xuyên đánh bắt ở ngư trường truyền thống Trường Sa và Hoàng Sa. Chúng tôi đồng lòng ủng hộ để cha, chồng, con chúng tôi tiếp tục bám biển khai thác hải sản trên ngư trường truyền thống để bảo vệ chủ quyền và sự toàn vẹn lãnh thổ Việt Nam.

Chúng tôi đề nghị Chính phủ Việt Nam có biện pháp bảo vệ tính mạng, tài sản của cha, chồng, con chúng tôi trong quá trình mưu sinh trên vùng biển quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Tổ quốc. Chúng tôi tha thiết kêu gọi những người mẹ, người vợ của ngư dân trên đất nước Việt Nam và phụ nữ trên thế giới hãy lên tiếng mạnh mẽ ủng hộ Việt Nam, phản đối hành động ngang ngược vi phạm nghiêm trọng Luật pháp quốc tế của Trung Quốc”- những người mẹ, người vợ, người con của ngư dân xã Bình Châu đồng lòng hô vang.

Ông Nguyễn Thanh Hùng – Phó chủ tịch UBND xã Bình Châu cho biết, vùng biển Trường Sa, Hoàng Sa từ bao đời nay đã là ngư trường truyền thống của ngư dân địa phương. Cho dù Trung Quốc có gây khó khăn, cản trở thế nào đi chăng nữa thì ngư dân nơi đây vẫn tiếp nối truyền thống ra khơi bám biển Hoàng Sa, Trường Sa đánh bắt mưu sinh và góp phần khẳng định chủ quyền lãnh hải, lãnh thổ Việt Nam”- ông Hùng nhấn mạnh.

Một số hình ảnh cuộc mít tinh:

img

 

img

 

img

 

img

 

img

Duy Lợi

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.