Người ta nói rằng, người Ấn Độ đã có sự phân biệt đẳng cấp giàu nghèo ngay từ thời cổ đại và điều đó vẫn tiếp diễn cho tới ngày nay. Tuy nhiên, ở các công ty đa quốc gia, tình trạng này lại không có.
Ấn Độ là một quốc gia rất kỳ diệu, đặc biệt các công ty về CNTT hàng đầu như Google và Microsoft đều có CEO là người Ấn. Điểm chung của những người Ấn này là họ rất thông minh và chăm chỉ.
Ảnh minh họa.
Có một câu chuyện kể về người Ấn Độ sau đây, có lẽ sẽ khiến cho các bậc làm cha làm mẹ thay đổi suy nghĩ trong cách dạy con của mình.
Dám đứng lên chống lại những điều phi lý
“Có một lần tôi muốn làm việc và con trai muốn chơi cờ vua. Lúc đó chúng tôi đang ở một quán cà phê, gần đó có một dãy ghế sofa nhưng có một phụ nữ da trắng đang nằm. Cô ta nằm nghiêng, chiếm gần như toàn bộ chiếc ghế. Tôi cảm thấy nếu mình ngồi ở đó có lẽ sẽ làm phiền người khác nên đã chủ động tìm một góc khác.
Một lúc sau, tôi nghe thấy tiếng cãi vã. Lúc đó, tôi nhìn thấy một người mẹ Ấn Độ, đang buộc tội người phụ nữ da trắng kia đang chiếm dụng ghế sofa, khiến con gái cô không có chỗ ngồi. Lời qua tiếng lại khiến người phụ nữ da trắng kia bỏ đi.
Tôi đứng đó lắng nghe và cảm thấy ngưỡng mộ người mẹ Ấn Độ này quá. Nếu là tôi, du biết đối phương làm sai nhưng chưa chắc bản thân đủ dũng cảm để chỉ trích và buộc tội người khác như vậy”.
Điều ấn tượng của người mẹ Ấn Độ này để lại trong mắt nhiều người chính là:
- Biết đấu tranh cho quyền lợi chính mình
Khi thấy những gì không phù hợp, cô chủ động đấu tranh để giành lấy nó, đạt được mục đích của mình dù điều đó có gây khó chịu cho người khác.
- Khả năng diễn đạt ngôn ngữ mạnh mẽ, quyết đoán
Muốn giành được thứ gì đó bản thân muốn, trước hết phải nói được và phải nói có lý để giành sự ủng hộ của người xung quanh, khiến đối thủ không thể phản kháng. Tất nhiên, bản thân phải giỏi ngôn ngữ, nếu là người nói lắp khi tranh luận sẽ mang tới nhiều bất lợi.
- Dám nói
Không phải ai cũng đủ dũng cảm để đứng dậy nói lên suy nghĩ của bản thân trước những điều vô lý. Do đó, hành động của người mẹ Ấn Độ này không chỉ khiến cho con gái cô tự hào mà còn khiến người khác rất ấn tượng.
Biết cách bán giá trị bản thân
“Một hôm trong khi đang ở nhà, chuông cửa reo và tôi chạy ra xem. Hoá ra có một cô bé Ấn Độ khoảng 8 tuổi đang cầm một cuốn sách trên tay và nói: Thưa ông, cháu sẽ làm phiền ông trong vài phút. Đây là cuốn sách do cháu xuất bản.
Dù có chút khó chịu khi bị làm phiền, nhưng vì trước mặt là một cô bé đang tự tay rao bán tác phẩm của mình. Tôi không thể không mua vì cô bé để lại ấn tượng quá đặc biệt.
Cô bé kể lại lý do tại sao mình tạo ra cuốn sách này và dự định sử dụng số tiền bán sách để giúp đỡ trẻ em có hoàn cảnh khó khăn ra sao. Cô bé đứng nói 1 lèo trong 5 phút và chốt hạ: Ông có thể mua một quyển không?
Tôi lật cuốn sách và thấy nội dung khá sáng tạo. Đó là một bức tranh do chính cô bé vẽ, kèm theo dòng chữ in và có lẽ bố mẹ cô bé đã giúp đỡ.
Xét cho cùng, đây là một tác phẩm do chính tay cô bé tạo ra, chất lượng tuy không thể so sánh với sách trên thị trường, nhưng cô bé này đã đích thân tự đi chào hàng, tự bán sản phẩm do chính mình làm ra. Cô bé đã tạo ra cuốn sách bằng tất cả tình cảm và sự chăm chỉ. Với sự dũng cảm này, tôi không tiếc 10$ cho cuốn sách.
Bán giá trị bản thân và chất xám của mình là điều rất bình thường. Nếu từ nhỏ cô bé Ấn Độ này đã dũng cảm làm được những điều như vậy, tự quảng bá bản thân mình, chắc chắn tương lai sẽ nhận được nhiều cơ hội hơn so với những người khác”.
Nhiều người Ấn thực sự rất giỏi, họ luôn biết đấu tranh cho quyền lợi của chính mình, biết cách thể hiện bản thân để trở nên nổi bật trong cuộc cạnh tranh khốc liệt. Đây chính là chìa khoá trong cách dạy con cái đáng để học hỏi từ người Ấn.
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận