Khám phá

Phút đối mặt cái chết khi "phượt" Tà Năng của một bà mẹ trẻ

21/05/2018, 13:45

Bà mẹ trẻ từng đối mặt với cái chết khi du lịch mạo hiểm Tà Năng đã chia sẻ kinh nghiệm xương máu.

Thi-An-Kien

Phượt thủ Thi An Kiện lạc đoàn và mất tích khi du lịch cung đường Tà Năng

Trước thông tin một phượt thủ đã mất tích và tử vong khi du lịch cung đường Tà Năng gây xôn xao cộng đồng mạng, chị Nguyễn Hồng Thu (TP. Hồ Chí Minh) đã chia sẻ kinh nghiệm xương máu của mình khi vượt cung đường nguy hiểm này.

tà năng

Cung đường Tà Năng tuyệt đẹp được nhiều người lựa chọn trekking

Theo chị Hồng Thu, cuối tháng 9 năm ngoái, vì muốn cho 2 cô con gái nhỏ trải nghiệm du lịch khám phá nên chị cùng mấy bạn đồng nghiệp mua tour đi trekking cung đường Tà Năng. "Vốn là người không biết sợ là gì, nhưng đây là lần đầu tiên mình cảm thấy kinh hoàng khi phải đối mặt với cái chết. Hôm ấy, sau khi đi bộ một chặng đường dài gần chục km, chỉ còn một con suối nữa là đến khu cắm trại, khoảng tầm 4h chiều, một cơn mưa như trút nước bắt đầu đổ xuống", chị Thu nhớ lại. 

tà năng 2

Bà mẹ trẻ từng đối mặt với cái chết khi du lịch mạo hiểm Tà Năng chia sẻ kinh nghiệm xương máu 

Theo lời chị Thu, lúc đó, đoàn bị tách làm hai: Con gái lớn của chị cùng vài người bạn sang được bên kia.

Được biết, ngày 11/5, phượt thủ Thi An Kiện cùng nhóm bạn, tổng cộng 7 người trekking Tà Năng - Phan Dũng. Đến trưa 12/5, Kiện đi lạc đoàn. Sau đó, đoàn tìm kiếm gần 100 người gồm các porter địa phương, người leo núi nhiều kinh nghiệm, công an địa phương, kiểm lâm đã vào cuộc. Ngoài ra, các đoàn còn huy động cả chó nghiệp vụ, flycam. Ngày 15/5, dấu vết Kiện để lại là túi nilon, cà phê, khăn giấy được tìm thấy ở khu vực núi Lao Phào. Đến 18/5, một đoàn tìm được khăn đa năng, dây sạc điện thoại và một số vật dụng khác của Kiện. Ngày 20/5, đã tìm thấy thi thể nghi là của Thi An Kiện sau 9 ngày mất tích tại thác Lao Phào. Đây là khu vực nguy hiểm nhất cung đường Tà Năng.

suối, còn chị cùng con gái nhỏ cùng 7 bạn nữa bị kẹt lại ở bên này. Mưa mỗi lúc một nặng hạt, nước từ trên rừng đổ xuống ầm ầm, con suối hiền hoà bỗng nhiên gầm thét dữ dội. Dưới cơn mưa đó, cả đoàn ở hai bên suối chờ nhau.

Một tiếng... hai tiếng... mưa không ngớt, nước suối không rút, trời thì sầm sập tối. Porter (người dẫn đường) không có dao, chẳng có dây thừng, bật lửa ướt sũng cũng chẳng thể bật nổi lửa, sóng điện thoại tuyệt nhiên không có một vạch nào. Bóng tối, mưa và cái lạnh bắt đầu bủa vậy, bạn Si, cô con gái 12 tuổi của chị Thu bắt đầu run vì lạnh và sợ.

"Tận cùng của tuyệt vọng, mình bảo với porter và mọi người trong đoàn, không thể chờ được vì trong điều kiện này, nếu kẹt ở giữa rừng, đêm nhiệt độ xuống thấp, không bạt, không lều, quần áo đồ đạc ướt sũng, kiểu gì cũng chết, chi bằng liều quay ra, mệt cũng phải quay ra. Mọi người đồng ý", chị Thu cho hay.

thác

Dưới thác Lao Phào, nơi tìm thấy thi thể phượt thủ Thi An Kiện

Ngay lập tức, đoàn 9 người còn lại quay trở ra khỏi rừng. Còn những người bên kia suối tiếp tục đi lên đỉnh đồi để dựng trại. Con đường đi về cực kỳ gian nan, cả đoàn phải băng qua 4 con suối. Có chỗ thì phải bám thanh tre để bò qua, có chỗ lòng suối rộng như một con sông nhỏ, nước ngập đến gần cổ, phải nắm tay nhau, chân phải bám thanh gỗ mà đi.

"Trộm vía, lúc đó chỉ cần 1 người ngã là cả đám chết theo. Trong hoàn cảnh ấy, mình chỉ biết ngửa mặt lầm

Với độ dài hơn 50 km, cung đường rừng Tà Năng - Phan Dũng trải qua 3 tỉnh Lâm Đồng, Ninh Thuận và Bình Thuận và được mệnh danh là cung đường trekking đẹp nhất Việt Nam.

rầm khấn thần rừng, khấn trời, khấn phật để xin cho mọi người an toàn vì thật sự con người hoàn toàn bất lực trước sự hung hãn của thiên nhiên. Cũng may, đến gần 1h sáng mọi người ra được đến đường. Và ngày hôm sau, con gái lớn cùng mấy đồng nghiệp sau khi cắm trại an toàn trên đỉnh đồi cũng trở về", chị Thu kể.

Cũng sau chuyến đi khủng khiếp đó, chị Hồng Thu đúc rút được những kinh nghiệm nhớ đời: 

"Thứ nhất, trước khi đi trekking, phải nghiêm túc và cẩn thận nghiên cứu về chuyến đi, vẽ lên mọi tình huống và phương pháp dự phòng.

Thứ 2, kiểm tra thật kỹ năng lực, sự chuẩn bị của porter, người dẫn đường vì không phải ai cũng có đầy đủ kinh nghiệm và sự chuyên nghiệp để ứng phó trong mọi tình huống.

Thứ 3, không nên đi Tà Năng - Phan Dũng vào mùa mưa vì rất nguy hiểm, mưa và lũ có thể xảy đến bất cứ lúc nào.

Thứ 4, không được bỏ đoàn, phải luôn đi cùng nhau. Mình tự hứa với lòng sẽ không bao giờ đi du lịch kiểu này nữa vì quá rủi ro và nguy hiểm".

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.