Đời sống

Năm Nhâm Dần, chọn ngày nào để cúng hóa vàng đẹp nhất?

01/02/2022, 19:30

Trong dịp Tết Nguyên Đán, ngoài lễ cúng Giao thừa, cúng 3 ngày Tết, thì lễ hóa vàng ngày Tết cũng được các gia đình chú trọng.

Theo phong tục tập quán của người Việt, lễ hóa vàng ngày Tết chính là lễ cúng tiễn tổ tiên, ông bà, hay còn được gọi là mâm cơm cúng gia tiên, từ ngày 30 Tết đón các cụ về ăn Tết với gia đình thì nay cũng làm mâm cơm tiễn các cụ về cõi âm.

Ngoài ra, lễ hóa vàng cũng chính là tỏ lòng biết ơn đến chư vị thần linh, tổ tiên, ông bà trong nhà và là lễ đón thần tài, tài lộc về với gia đình, hy vọng một năm làm ăn thuận lợi, hanh thông.

img

Lễ hóa vàng ngày Tết chính là lễ cúng tiễn tổ tiên, ông bà

Thực tế nghi lễ hóa vàng không cố định vào ngày nào, mà có thể được tiến hành từ ngày mùng 3 Tết đến mùng 7 Tết Âm lịch, tùy theo thời gian thuận tiện và ngày đẹp trời, hợp với mệnh của chủ nhà. Đa số các gia đình chọn ngày mùng 3 Tết để làm lễ hóa vàng hết Tết.

Năm 2022, mùng 3 Tết rơi vào thứ Năm, ngày 3/2/2022 dương lịch. Khung giờ tốt có thể tiến hành lễ hóa vàng trong ngày mùng 3 Tết gồm: Giờ Thìn (7h-9h); Giờ Ngọ (11h-13h); Giờ Mùi (13h-15h); Giờ Tuất (19h-21h)

Ngoài ngày mùng 3 Tết hóa vàng như thông lệ, năm Nhâm Dần 2022, có thể tham khảo thêm 3 ngày khá phù hợp khác để làm lễ hóa vàng hết Tết là mùng 4, 5 và 8 tháng Giêng.

Mùng 4 Tết Nhâm Dần, tức ngày 4/2/2022 dương lịch. Giờ đẹp trong ngày: Mão (5h-7h); Ngọ (11h-13h); Thân (15h-17h), Dậu (17h-19h).

Mùng 5 Tết Nhâm Dần, tức ngày 5/2/2022 dương lịch. Giờ đẹp trong ngày: Mão (5h-7h); Tị (9h-11h); Thân (15h-17h); Tuất (19h-21h).

Mùng 8 Tết Nhâm Dần, tức ngày 8/2/2022 dương lịch. Giờ đẹp trong ngày: Thìn (7h-9h); Tỵ (h-11h); Thân (15h-17h); Dậu (17h-19h).

Lễ hóa vàng cần chuẩn bị những gì?

Các gia đình khi tiến hành làm lễ hóa vàng sẽ thường chuẩn bị: Mâm ngũ quả; Tiền âm phủ, vàng mã mỗi loại một ít; Hoa tươi; Hương; Trầu cau; Bánh kẹo; Rượu; Có nơi cúng 2 cây mía (theo dân gian quan niệm cây mía để các cụ chống đi cho đỡ mỏi hoặc có thể sử dụng để gánh các đồ cúng về trời).

Lưu ý, mâm cúng có thể là cỗ chay hoặc cỗ mặn đều được. Tuy nhiên, nếu làm cỗ mặn thì không thể thiếu đĩa gà trống.

Cách làm lễ hóa vàng chuẩn nhất

Các gia đình khi tiến hành làm lễ hóa vàng sẽ thường chuẩn bị: Mâm ngũ quả; Tiền âm phủ, vàng mã mỗi loại một ít; Hoa tươi; Hương; Trầu cau; Bánh kẹo; Rượu; Có nơi cúng 2 cây mía (theo dân gian quan niệm cây mía để các cụ chống đi cho đỡ mỏi hoặc có thể sử dụng để gánh các đồ cúng về trời).

Lưu ý, mâm cúng có thể là cỗ chay hoặc cỗ mặn đều được. Tuy nhiên, nếu làm cỗ mặn thì không thể thiếu đĩa gà trống.

Sau khi bày biện mâm cúng thì chủ nhà sẽ tiến hành thắp hương và khấn bài khấn hóa vàng tiễn tổ tiên.

Đợi hương cháy hết hoặc qua một tuần hương thì gia chủ chắp tay vái ba vái xin phép ông bà mang vàng mã đi hóa. Khi hạ lễ thì phải hạ lễ từ bậc thần rồi mới đến tổ tiên.

Phải hóa ở nơi sạch sẽ, thoáng mát, có đồ hóa riêng chứ không lấy tùy tiện.

Khi hóa thì nên hóa của gia thần trước rồi mới đến phần vàng mã của tổ tiên để không nhầm lẫn, đặc biệt, phần vàng mã dành cho người mới mất trong năm thì sẽ hóa cuối cùng.

Lúc hóa xong, phần tiền vàng, sớ trạng đã cháy hết thì gia chủ vẩy vào thêm chút rượu vì quan niệm xưa cho rằng phải như thế thì khi đến cõi âm các cụ mới nhận và tiêu được số tiền đó.

Nhiều nhà còn cẩn thận mang theo hai cây mía hơ trên phần tiền vàng mới hóa xong ví như nó là đòn gánh cho các cụ gánh tiền, gánh vàng về cõi âm không bị lũ quỷ cướp vàng đi.

Phần mâm cơm cúng hóa vàng thì con cháu tề tựu đông đủ, cùng nhau dùng bữa cơm thân mật, vui vẻ, hóa lộc các cụ để lại.