Thế giới

"Quan Tây" dưới trướng Kim Jong-un tiết lộ chuyện ít biết về Triều Tiên

03/09/2016, 07:00
image

Người phương Tây duy nhất trong chính phủ của Kim Jong-un đã có nhiều tiết lộ chấn động về Triều Tiên.

s-0335

Alejandro Cao de Benos (thứ hai từ bên trái sang), người phương Tây duy nhất trong Chính phủ của nhà lãnh đạo Kim Jong-un.

Sputnik ngày 2/9 đưa tin, Alejandro Cao de Benos, người phương Tây duy nhất trong Chính phủ của nhà lãnh đạo Kim Jong-un mới đây đã chia sẻ quan điểm của mình trước vấn đề tương lai của Triều Tiên sau 25 năm nữa.

Tuy sinh ra ở Tây Ban Nha nhưng Alejandro lại dành tới 20 năm trong cuộc đời mình nỗ lực cải thiện hình ảnh của Triều Tiên trong mắt bạn bè quốc tế. 

Ông Alejandro trả lời lý do ông gắn bó cuộc đời mình với một đất nước bị cô lập và đóng cửa hoàn toàn với thế giới bên ngoài như Triều Tiên, là vì nơi này đã nuôi ông lớn lên.

>>>Xem thêm video:

“Tìm hiểu về một số gia đình Triều Tiên sống ở Madrid, tôi nhận ra rằng tôi muốn sống ở đất nước họ và đóng góp công sức của mình cho cuộc cách mạng của họ”, Alejandro chia sẻ.

Dự đoán về tình hình 25 năm sau của Triều Tiên và mối quan hệ với Seoul, Alejandro nói: : “Trong  25 năm tới, Triều Tiên có thể trở thành một quốc gia phát triển, đồng thời hệ thống xã hội chủ nghĩa và nền kinh tế tự cấp tự túc của nước này vẫn sẽ được duy trì".

“Hai miền Nam Bắc sẽ thống nhất, đó là điều tôi có thể chắc chắn. Chúng tôi vẫn đang nỗ lực biến điều này thành hiện thực, nhưng điều này cũng phụ thuộc rất nhiều vào việc liệu Hàn Quốc có thể có thể bầu ra một vị tổng thống không thân Mỹ hay không”, ông này nhấn mạnh.

Khi được hỏi về lý do tại sao Bình Nhưỡng vẫn quyết định phát triển kho vũ khí hạt nhân của riêng mình mặc cho sức ép rất lớn từ cộng đồng quốc tế, Alejandro giải thích rằng đây là cách để Triều Tiên bảo vệ sự tồn vong của đất nước.

>>>>Xem thêm video:

“Nếu không có nó, Triều Tiên có thể sẽ trở thành một Iraq, Libya hay Syria thứ hai, những quốc gia đã mất đi nguồn tài nguyên và tương lai của họ”, Alejandro cho hay.

Hiện tại, Alejandro đang là đại biểu danh dự của Ủy ban Quan hệ Văn hóa quốc tế, trực thuộc đảng Lao động Triều Tiên.

Người đàn ông đến từ Tây Ban Nha này cũng từng có cơ hội tiếp xúc và trao đổi với cố chủ tịch Kim jong-il và nhà lãnh đạo Triều Tiên hiện tại Kim Jong-un.

Năm 2000, Alejandro thành lập Hiệp hội Bạn hữu Triều Tiên. Hiện tổ chức này có các đại diện chính thức đến từ 28 nước như Tây Ban Nha, Mỹ, Na Uy, Canada, Brazil, Trung Quốc, Nga..

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.