Quản lý

Quảng Ninh tiến tới thành phố thông minh từ quy hoạch giao thông bền vững

31/10/2019, 21:45

Quảng Ninh đặt mục tiêu xây dựng thành phố thông minh, bền vững, giảm ô nhiễm môi trường từ kinh nghiệm chia sẻ của Diễn đàn EST.

img
Ông Bùi Văn Khắng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh cho biết tỉnh đã định hướng xây dựng thành phố thông minh, bền vững với môi trường

Trong khuôn khổ chương trình Diễn đàn liên chính phủ GTVT bền vững môi trường châu Á lần thứ 12 (EST12), hôm nay (31/10), đoàn đại biểu các nước, tổ chức quốc tế và các đối tác đã có chuyến khảo sát kĩ thuật tại tỉnh Quảng Ninh; thăm và tìm hiểu vể công tác quy hoạch, trong đó có quy hoạch đất, quy hoạch giao thông; khảo sát việc thực hiện thủ tục hành chính công, hành chính một cửa.

Chia sẻ về việc quy hoạch, tìm nguồn vốn đầu tư hạ tầng, ông Bùi Văn Khắng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh cho biết, Quảng Ninh đã dùng một phần từ ngân sách tỉnh, phần lớn còn lại chủ yếu huy động từ các nhà đầu tư, với tổng số vốn khoảng 42.000 tỷ đồng. Quảng Ninh cũng là tỉnh duy nhất được Chính phủ giao là cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về đầu t, quản lý đường cao tốc và cảng hàng không theo hình thức đối tác công tư PPP.

Theo ông Khắng, hệ thống kết cấu hạ tầng của tỉnh Quảng Ninh đã từng bước hoàn thiện quy hoạch tổng thể đáp ứng yêu cầu tăng trưởng kinh tế nhanh, phát triển các lĩnh vực văn hóa, xã hội, giảm nhẹ thiên tai, bảo đảm quốc phòng, an ninh, nâng cao đời sống nhân dân, xóa đói, giảm nghèo, rút ngắn khoảng cách giữa các vùng, miền và từng bước đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

img
Đoàn đại biểu EST12 khảo sát công tác quy hoạch tổng thể và quy hoạch giao thông của Quảng Ninh

Trong thời gian tới, Quảng Ninh xác định sẽ tiếp tục đầu tư để phát triển kết cấu hạ tầng, trong đó ưu tiên phát triển hạ tầng giao thông, hiện đại hóa công tác quản lý nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, phấn đấu đến năm 2020 diện tích đất giao thông Quảng Ninh đạt gần 14.000ha, chiếm 2,25% diện tích đất tự nhiên của tỉnh.

“Diễn đàn liên chính phủ về giao thông vận tải bền vững môi trường khu vực châu Á lần thứ 12 với những thảo luận, chia sẻ về phát triển giao thông bền vững môi trường, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và phát triển đô thị tích hợp, các dịch vụ và kết cấu hạ tầng bền vững, công nghệ kỹ thuật tiên tiến, giải pháp về thể chế, cơ chế tài chính mới..., là cơ hội để tỉnh Quảng Ninh được tiếp cận để nghiên cứu, áp dụng”, ông Khắng nói.

img
Đoàn đại biểu Diễn đàn EST12 tham quan Trung tâm phục vụ hành chính công của tỉnh Quảng Ninh vừa đi vào hoạt động từ tháng 9/2019

Đánh giá cao những nỗ lực và kết quả mà Quảng Ninh đang triển khai, ông C. R.C Mohanty, Điều phối viên Chương trình môi trường của Trung tâm phát triển vùng Liên hợp quốc (UNCRD) khẳng định, sự phát triển hạ tầng giao thông tại Quảng Ninh là một trong những ví dụ điển hình cho thấy sự vào cuộc các ngành, các bên liên quan, nhất là khối tư nhân. Vì vậy, Quảng Ninh đang đi đúng hướng để trở thành thành phố thông minh.

“Trong khuôn khổ của Diễn đàn EST, chúng ta đã và đang bàn làm thế nào để xây dựng thành phố thông minh, an toàn và hướng tới phát triển bền vững. Đây là mục tiêu quan trọng vì đến năm 2050 sẽ có khoảng 60% dân cư châu Á bị ảnh hưởng bởi các vấn đề về môi trường. Vì vậy cần phải xây dựng được cơ sở hạ tầng bền vững”, ông Mohanty nhấn mạnh.

Quảng Ninh đã thực hiện các dự án hạ tầng giao thông theo hình thức PPP như cao tốc Hải Phòng - Hạ Long - Vân Đồn với quy mô 4 làn xe, vận tốc thiết kế 100km/h, tổng vốn đầu tư 29 nghìn tỷ đồng; Cảng hàng không quốc tế Vân Đồn, với quy mô sân bay cấp 4E, chiều dài đường cất hạ cánh là 3.600m, công suất đến năm 2020 là 2,5 triệu hành khách/năm, đến năm 2030 là 5 triệu hành khách/năm, tổng mức đầu tư khoảng 7.000 tỷ đồng. Ngoài ra, Quảng Ninh còn đầu tư Cảng hành khách quốc tế Hạ Long là cảng tàu khách du lịch quốc tế chuyên biệt đầu tiên của Việt Nam, được thiết kế với bến cập tàu cho tàu có tải trọng đến 225.000 GRT, tổng mức đầu tư trên 1.000 tỷ đồng.

img

Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể: Hướng tới giao thông thông minh, giảm ô nhiễm

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.