• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
ATGT địa phương

Quảng Ninh: Nguy hiểm các điểm đón trả khách xe buýt, xe khách cạnh nhau

27/02/2019, 06:50

Với tần suất hoạt động lớn của cả xe buýt và xe khách dọc tuyến QL18, tại đây luôn xảy ra tình trạng dừng đỗ đón trả khách chồng lấn...

Điểm dừng xe buýt và tuyến cố định nằm sát cạnh nhau trên QL18 (trước cổng TAND
TP Hạ Long) trái với quy định của Thông tư 63

Tại các điểm dừng xe buýt và xe tuyến cố định trên địa bàn TP Hạ Long (tỉnh Quảng Ninh) đang diễn ra tình trạng chồng lấn và đặt ở vị trí không phù hợp gây mất an ninh trật tự, ATGT.

Hai điểm dừng… như một

Trên tuyến đường Nguyễn Văn Cừ (QL18), đoạn trước cổng Tòa án nhân dân TP Hạ Long (tỉnh Quảng Ninh), điểm dừng xe buýt và điểm đón trả khách tuyến cố định (đã được cắm biển) chỉ nằm cách nhau chừng 10m, xen giữa là nhà chờ xe buýt thí điểm “tiền tỉ” của Công ty TNHH Phúc Xuyên.

Với tần suất hoạt động lớn của cả xe buýt và xe khách dọc tuyến QL18, tại đây luôn xảy ra tình trạng dừng đỗ đón trả khách chồng lấn của cả hai loại phương tiện gây mất ATGT. Thậm chí, nhiều xe khách tuyến cố định cố tình lợi dụng biển báo “đúng quy định” để dừng đỗ lâu hơn hòng vợt khách từ xe buýt khiến giao thông trên QL18 thường xuyên ùn ứ vào những giờ cao điểm.

Ghi nhận của PV Báo Giao thông, mặc dù biển báo của điểm dừng xe buýt và xe tuyến cố định nằm độc lập với nhau nhưng do khoảng cách “sát nút” nên cả hai loại phương tiện này hiếm khi dừng đúng vị trí quy định. Thay vào đó, chỉ cần có khoảng trống, lập tức các xe dừng đỗ để đón, trả khách, bốc xếp hàng hóa ký gửi. Cả hai hoạt động trên tạo nên luật bất thành văn “hai điểm dừng như một”.

Tại “bến xe buýt” đối diện Công ty CP xe khách Quảng Ninh (ngã tư Loong Toòng) hoạt động đón trả khách diễn ra như một bến cóc. Lợi dụng có nhà chờ xe buýt, các xe tuyến cố định, xe dù núp bóng hợp đồng, xe taxi, xe ôm tranh thủ dừng đỗ để chèo kéo khách. Chỉ trong một thời điểm có tới gần 10 phương tiện tụ tập dừng đỗ, đón trả khách. Thậm chí, chiếc xe buýt không thể dừng đúng điểm, buộc phải trả khách ở đoạn trước hoặc trên nhà chờ gây phiền phức cho hành khách.

Ngay dưới cầu vượt đi bộ bắc qua QL18, đoạn trước cổng trường THPT Hòn Gai (Phường Hồng Hải, TP Hạ Long) có một điểm dừng xe buýt gây bức xúc cho người đi bộ và các phương tiện khác.

Anh Nguyễn Quang Bảo, tài xế xe khách tuyến Hải Phòng - Móng Cái phản ánh: “Họ đặt điểm đón xe buýt ngay dưới chân lối dẫn cầu vượt khiến giao thông thêm hỗn loạn. Người đón xe đứng tràn lan xuống lòng đường, xe buýt dừng đột ngột dễ gây va chạm, thậm chí còn tạo cơ hội để một số nhà xe dừng đón trả khách không đúng nơi quy định, dần sẽ thành bến cóc”.

Điểm dừng xe buýt ngay dưới chân cầu vượt QL 18 (trước cổng trường THPT Hòn Gai)
tiềm ẩn nguy cơ TNGT

Sẽ sớm nghiên cứu, khắc phục

Thông tư số 63/2014/TT-BGTVT quy định rõ: “Khoảng cách tối thiểu giữa hai điểm đón, trả khách liền kề hoặc giữa điểm đón, trả khách với trạm dừng nghỉ hoặc giữa bến xe hai đầu tuyến là 5km” và “Điểm đón, trả khách chỉ phục vụ các xe ô tô vận tải hành khách tuyến cố định đón, trả khách; nghiêm cấm sử dụng cho hoạt động khác”.

“Việc kết hợp tại một vị trí cả điểm dừng xe buýt với điểm đón, trả khách cho xe tuyến cố định có thể gây ảnh hưởng đến trật tự hoạt động của mỗi loại hình vận tải, đồng thời gây ùn tắc giao thông, mất ATGT giữa hành khách và xe khách, xe buýt tại các điểm đón, trả khách nên các vị trí này được tổ chức riêng theo quy định”, anh Nguyễn Mạnh Toàn, lái xe khách đường dài Móng Cái - Mỹ Đình nêu ý kiến.

Theo Trung tá Trịnh Đình Viễn, Đội trưởng Đội CSGT TP Hạ Long, cầu đi bộ vượt đường Nguyễn Văn Cừ (QL18) trước cổng trường THPT Hòn Gai đang là điểm bất cập giao thông và cần phải cảnh báo tai nạn. Cơ quan chức năng cần thay đổi thiết kế, cải tạo cầu sao cho hợp lý, không nên để lối dẫn cũ nằm ngay giữa đường, tạo chướng ngại vật cho người tham gia giao thông. Những người không quen địa bàn rất dễ đâm trực diện vào lối dẫn hoặc gặp những tình huống giao thông bất ngờ dẫn đến hậu quả đáng tiếc.

Ông Nguyễn Văn Phúc, Phó phòng Quản lý kết cấu hạ tầng và ATGT (Sở GTVT Quảng Ninh) thừa nhận, trên tuyến đường QL18 qua TP Hạ Long đang có một số điểm dừng đỗ xe buýt, xe tuyến cố định bất cập và đang được nghiên cứu chỉnh sửa.

Theo ông Phúc, quy định điểm dừng xe cố định và xe buýt phải tách rời nhau nhưng thực tế điều kiện hạ tầng, mặt bằng trong vùng đô thị TP Hạ Long còn hạn chế nên rất khó bố trí được cả hai điểm cách xa nhau. Tại điểm trước cổng TAND thành phố, có hai biển báo riêng biệt xe buýt và tuyến cố định nhưng chỉ chung nhau nhà chờ.

“Việc đặt gần nhau hai điểm cũng sẽ tạo thuận lợi cho người dân trung chuyển phương tiện. Thực tế, lộ trình xe buýt và xe khách cố định không phải trùng nhau 100% nên không ảnh hưởng đến trật tự ATGT”, ông Phúc cho hay.

Nói về vị trí đặt điểm đón xe buýt không phù hợp ngay dưới chân cầu vượt, ông Phúc giải thích, khi UBND TP Hạ Long thực hiện công tác chỉnh trang đô thị, mở rộng tuyến đường Nguyễn Văn Cừ (QL18), Sở GTVT đã bàn giao hạ tầng. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, UBND thành phố vẫn chưa hoàn thiện các thủ tục bàn giao lại để Sở điều chỉnh nếu thấy bất cập.

Theo ông Phúc, những hạ tầng nào đã có sẵn thì phải hoàn trả lại đúng vị trí đó, như vậy điểm dừng xe buýt đã được “phục dựng” lại đúng vị trí cũ nhưng không còn phù hợp trong vấn đề bảo đảm ATGT.

“Theo thiết kế, xe buýt phải vòng vào bên phải đón nhưng cửa lên, xuống nằm trái với vị trí đứng bắt xe của hành khách nên bắt buộc phải dừng ngay giữa đường. Thực tế, khi mở rộng đường đã sinh ra việc không đủ mặt bằng làm nhà chờ bên đối diện đúng chiều cửa. Tới đây, chúng tôi sẽ nghiên cứu để có hướng khắc phục”, ông Phúc cho biết.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.