Theo Bộ này, khả năng hấp thụ của thị trường BĐS trong quý 3 giảm so với quý trước do một số địa phương lớn phải thực hiện giãn cách kéo dài. Dịch bệnh Covid-19 diễn biến căng thẳng tại nhiều tỉnh thành trọng điểm như TP. Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương,….
Tồn hơn 15.000 căn hộ tính đến quý 3/2021 (ảnh minh hoạ)
Bộ Xây dựng viện dẫn thống kê của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trong 9 tháng qua, số lượng doanh nghiệp tạm dừng kinh doanh trong lĩnh vực xây dựng là 6.171 doanh nghiệp (chiếm 13,7%), số lượng doanh nghiệp xây dựng chờ giải thể là 4.091 doanh nghiệp (chiếm 12,6%).
Cũng theo Bộ Xây dựng, bên cạnh tác động đến các doanh nghiệp xây dựng, các sàn giao dịch BĐS cũng chịu nhiều ảnh hưởng nặng nề như: 28% đơn vị có nguy cơ giải thể, phá sản, 32% đơn vị đang phải nỗ lực chống đỡ để duy trì và 40% doanh nghiệp còn khả năng chống đỡ, nhưng không cao.
Thống kê cho thấy, hiện tại đã có tới hơn 80% Sàn giao dịch không có doanh thu hoặc doanh thu rất thấp, quỹ lương ngày một cạn kiệt, buộc phải cắt giảm nhân sự (cho nghỉ việc) hoặc cho tạm nghỉ việc không lương.
Theo thống kê của Hội môi giới BĐS Việt Nam, do không có doanh thu, quỹ lương ngày một cạn kiệt, nên các sàn buộc phải cắt giảm nhân sự. Đã có tới 78% sàn giao dịch phải thực hiện cắt giảm nhân sự (cho nghỉ việc) hoặc cho tạm nghỉ việc không lương.
Theo đó, 45% lao động trong số các sàn giao dịch thực hiện cắt giảm không còn thu nhập (tương đương khoảng 26.325/75.000 lao động làm việc tại 500 sàn giao dịch). Số còn lại tuy được hưởng lương nhưng cũng chủ yếu là hưởng lương cơ bản, phụ cấp nghỉ dịch, hoặc hưởng 50% lương do thực hiện làm luân phiên. Hiện 28% sàn đã không còn quỹ lương để trả cho người lao động.
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận