Xã hội

Quy định trách nhiệm hình sự pháp nhân với tội rửa tiền?

20/02/2017, 15:13
image

Nhiều ý kiến cho rằng cần quy định trách nhiệm hình sự của pháp nhân với tội rửa tiền và tài trợ khủng bố.

thuong-vu-quoc-hoi

Phiên họp thứ 7 Uỷ ban Thường vụ Quốc hội sáng 20/2.

Sáng 20/2, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) khai mạc phiên họp thứ 7, cho ý kiến về các vấn đề lớn còn ý kiến khác nhau của dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự số 100/2015/QH14.

Chủ nhiệm Uỷ ban Tư pháp Lê Thị Nga báo cáo với TVQH về 13 vấn đề còn nhiều ý kiến khác nhau của BLHS. Trong đó có ý kiến đề nghị mở rộng trách nhiệm hình sự của pháp nhân đối với Tội tài trợ khủng bố và Tội rửa tiền.

Chủ nhiệm Uỷ ban Tư pháp cho biết, việc bổ sung trách nhiệm hình sự của pháp nhân đối với hai tội trên đã được Quốc hội khóa XIII cân nhắc và xin ý kiến trước khi quyết định. Tuy nhiên, theo báo cáo của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, nếu không quy định trách nhiệm hình sự của pháp nhân đối với 2 tội danh trên, có thể dẫn đến gây bất lợi cho Việt Nam trong việc thực hiện các cam kết quốc tế.

Về vấn đề này, Chánh án TAND tối cao Nguyễn Hoà Bình cho rằng, việc thảo luận quy định này còn nhiều ý kiến khác nhau, nhưng cần phải theo thông lệ quốc tế. Chánh án TAND Tối cao cũng đồng ý với quan điểm cần chế định trách nhiệm hình sự pháp nhân đối với tội tài trợ khủng bố và tội rửa tiền

“Khi các tổ chức ngân hàng thế giới phát hiện các ngân hàng Việt Nam tham gia việc chuyển tiền của các tổ chức khủng bố hoặc tham gia vào việc rửa tiền, người ta sẽ siết chặt hoạt động và nếu vi phạm nghiêm trọng thì sẽ phạt tiền các ngân hàng. Có vụ việc ngân hàng bị phạt đến hàng trăm triệu USD. Nếu các ngân hàng thế giới làm sai thì chúng ta cũng phải phạt, quy định như thế này là hợp lý”, ông Bình nói.

Thượng tướng Lê Quý Vương, Thứ trưởng Bộ Công an khẳng định, cần phải xem xét thêm, đánh giá kỹ vì hoạt động tài trợ khủng bố và rửa tiền còn nguy hiểm hơn nhiều hoạt động khác.

Về vấn đề xác định giá trị của hàng cấm, Chánh án TAND Tối cao Nguyễn Hòa Bình cho rằng, đây là vấn đề còn gây nhiều khó khăn cho cơ quan chức năng.

Ví dụ, sừng tê giác có giá trị rất cao nhưng không có căn cứ gì để xác định giá trị. Ngay cả Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng không định giá được. Vì thế, việc định giá hàng cấm làm cơ sở cho định tội là rất khó khăn. Hàng giả cũng vậy, khi lừa được người mua thì có giá trị rất cao, nhưng không lừa được thì không có giá trị gì, nên rất khó khăn trong định giá. Từ đó, Chánh án Nguyễn Hòa Bình đề nghị cân nhắc việc quy định phải định giá trị để định lượng, định tội.

Xem thêm Video:

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.