Góc nhìn

Robot bất ngờ phát ngôn ngữ riêng: Facebook phải khóa hệ thống TTNT

02/08/2017, 06:37

Trên báo chí Mỹ đã xuất hiện những đoạn trích "đối thoại" giữa các trợ lý ảo.

Robot phát triển ngôn ngữ riêng

Robot phát triển ngôn ngữ riêng (ảnh Sputnik)

Đội ngũ lãnh đạo mạng xã hội Facebook buộc phải khóa hệ thống trí tuệ nhân tạo (TTNT) sau khi các máy tính bất ngờ giao tiếp bằng ngôn ngữ riêng không hề tồn tại và không ai hiểu được.

Hệ thống sử dụng các trợ lý ảo (chatbot) được tạo ra để giao tiếp với con người, nhưng dần dần các trợ lý ảo này đã bắt đầu giao tiếp với nhau.

Ban đầu chúng sử dụng tiếng Anh. Rồi bỗng một lúc nào đấy chúng viết bằng ngôn ngữ do bản thân tạo ra trong quá trình phát triển phần mềm.

Trên báo chí Mỹ đã xuất hiện những đoạn trích "đối thoại" giữa các trợ lý ảo giữ nguyên chính tả và dấu chấm câu.

Ví dụ một đoạn trao đổi giữa các robot được ghi nhận lại như sau

"Bob: Tôi có thể có thểTôiTôi làm tất cả phần còn lại.

Alice: Những quả bóng có số không đối với tôi đối với tôi đối với tôi đối với tôi đối với tôi".

Theo giải thích của ấn phẩm Digital Journal, hệ thống TTNT hoạt động dựa trên nguyên tắc "phát huy", tức là tiếp tục hành động với điều kiện điều đó sẽ mang lại cho chúng "lợi ích" nhất định. Có lúc nào đó chúng đã không nhận được từ nhà khai thác tín hiệu khích lệ việc sử dụng tiếng Anh và chúng quyết định tạo ra ngôn ngữ riêng.

Tech Times lưu ý rằng, ngay từ đầu các robot không bị hạn chế lựa chọn ngôn ngữ do đó dần dần chúng đã tạo ra ngôn ngữ riêng có thể giao tiếp dễ dàng hơn và nhanh hơn tiếng Anh.

"Mối đe dọa lớn nhất"

Các chuyên gia lo ngại nếu các trợ lý ảo tiếp tục tích cực giao tiếp bằng ngôn ngữ riêng, chúng sẽ dần trở nên độc lập hơn và có khả năng hoạt động ngoài sự kiểm soát của chuyên gia CNTT. Ngay các kỹ sư có kinh nghiệm cũng chưa thể theo dõi đầy đủ tiến trình suy nghĩ.

Cách đây vài ngày, người đứng đầu Facebook Mark Zuckerberg và Elon Musk - sáng lập gia SpaceX, Tesla và PayPal có cuộc tranh luận về TTNT.

Musk kêu gọi nhà chức trách Mỹ thắt chặt quy định liên quan đến hệ thống trí tuệ nhân tạo, cảnh báoTTNT là mối đe dọa của nhân loại. Nhà khoa học người Anh Steven Howking cũng từng đề cập đến mối đe dọa tiềm tàng của trí tuệ nhân tạo.

Phát biểu tại hội nghị thượng đỉnh của Hiệp hội quốc gia các thống đốc Hoa Kỳ, Musk đã gọi TTNT là "mối đe dọa lớn nhất đối với nền văn minh." Theo ông, nếu không kịp thời can thiệp vào quá trình phát triển các hệ thống này thì tương lai có thể sẽ là quá muộn.

"Tôi tiếp tục báo động, nhưng khi mọi người chưa được thấy các robot đi bộ ngoài phố và giết người thì họ sẽ không thể biết phải phản ứng như thế nào với TTNT," - ông Musk nói.

Tuyên bố của Mask làm người sáng lập Facebook Mark Zuckerberg bất bình, ông cho đó là phát biểu "khá vô trách nhiệm."

"Trong năm hay mười năm tới trí tuệ nhân tạo sẽ chỉ làm cho cuộc sống trở nên tốt hơn," - Zuckerberg đáp lại.

Dịch từ ngôn ngữ nhân tạo

Vào mùa thu năm ngoái, có tin Google, mạng công cụ tìm kiếm lớn nhất trên Internet đã lập hệ thống TTNT để cải thiện hoạt động của chức năng dịch trực tuyến Google Translate.

Hệ thống mới có khả năng dịch cả câu chứ không như trước kia máy dịch tách câu thành các từ và cụm từ, làm giảm chất lượng bản dịch.

Để dịch cả câu hệ thống mới của Google đã phát minh ra ngôn ngữ riêng cho phép định hướng nhanh hơn và chính xác hơn giữa hai ngôn ngữ cần dịch. Các chuyên gia đã cảnh báo rằng các dịch vụ dịch thuật trực tuyến phát triển nhanh chóng sẽ đe dọa sự tồn tại đội ngũ phiên dịch.

Tuy nhiên, các hệ thống này hiện chủ yếu cho kết quả chất lượng đối với văn bản ngắn và đơn giản.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.