Đột phá hạ tầng giao thông, thu hút đầu tư cho Lâm Đồng
Phát biểu tại lễ công bố, Thứ trưởng Lê Anh Tuấn nhấn mạnh, việc quy hoạch phát triển Cảng hàng không quốc tế Liên Khương thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến 2050 thành Cảng hàng không quốc tế là cụ thể hóa thực hiện Nghị quyết của Đảng trong đột phá cấu hạ tầng giao thông; của Bộ Chính trị tại Nghị quyết số 23; quy hoạch phát triển hệ thống cảng hàng không thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Theo Thứ trưởng Lê Anh Tuấn, Lâm Đồng là tỉnh có tiềm năng lớn về du lịch, đến năm 2030, phấn đấu Lâm Đồng trở thành tỉnh phát triển khá toàn diện của cả nước. Lấy phát triển nông, lâm nghiệp là trọng tâm, trụ đỡ; phát triển công nghiệp chế biến là động lực; phát triển du lịch là đột phá. Đến năm 2050, tỉnh Lâm Đồng đạt các tiêu chuẩn để trở thành thành phố trực thuộc Trung ương hiện đại, có bản sắc, xanh, thông minh và đáng sống.
"Việc công bố quy hoạch và nâng cấp Cảng hàng không Liên Khương thành Cảng hàng không quốc tế thể hiện tầm nhìn chiến lược, dài hạn phát triển hạ tầng giao thông hàng không và sự cố gắng, nỗ lực của Bộ GTVT trong việc phát triển kết cấu hạ tầng của cả nước.
Đây không chỉ là căn cứ để xây dựng, đầu tư và thu hút đầu tư vào kết cấu hạ tầng hàng không mà còn là cơ sở quan trọng trong hiện thực hóa tầm nhìn, mục tiêu phát triển du lịch và kết nối với quốc tế, thúc đẩy kinh tế - xã hội của tỉnh Lâm Đồng, nâng cao chất lượng sống cho người dân và góp phần vào sự phát triển chung của vùng", Thứ trưởng Lê Anh Tuấn nhấn mạnh.
Theo Thứ trưởng Lê Anh Tuấn, Lâm Đồng là tỉnh có tiềm năng lớn về du lịch, đến năm 2030, phấn đấu Lâm Đồng trở thành tỉnh phát triển khá toàn diện của cả nước. Lấy phát triển nông, lâm nghiệp là trọng tâm, trụ đỡ; phát triển công nghiệp chế biến là động lực; phát triển du lịch là đột phá. Đến năm 2050, tỉnh Lâm Đồng đạt các tiêu chuẩn để trở thành thành phố trực thuộc Trung ương hiện đại, có bản sắc, xanh, thông minh và đáng sống.
"Việc công bố quy hoạch và nâng cấp Cảng hàng không Liên Khương thành Cảng hàng không quốc tế thể hiện tầm nhìn chiến lược, dài hạn phát triển hạ tầng giao thông hàng không và sự cố gắng, nỗ lực của Bộ GTVT trong việc phát triển kết cấu hạ tầng của cả nước.
Đây không chỉ là căn cứ để xây dựng, đầu tư và thu hút đầu tư vào kết cấu hạ tầng hàng không mà còn là cơ sở quan trọng trong hiện thực hóa tầm nhìn, mục tiêu phát triển du lịch và kết nối với quốc tế, thúc đẩy kinh tế - xã hội của tỉnh Lâm Đồng, nâng cao chất lượng sống cho người dân và góp phần vào sự phát triển chung của vùng", Thứ trưởng Lê Anh Tuấn nhấn mạnh.
Theo Thứ trưởng Lê Anh Tuấn, UBND tỉnh Lâm Đồng chủ động và phối hợp với các đơn vị chức năng triển khai hiệu quả Quy hoạch Cảng hàng không quốc tế Liên Khương.
Tỉnh cũng lựa chọn các dự án, bám sát chủ trương, chính sách về phân cấp phân quyền cho địa phương; chủ động làm việc với các cơ quan, bộ, ngành liên quan huy động, sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực hợp pháp để đầu tư các công trình thiết bị cần thiết để chuyển Cảng hàng không Liên Khương từ tính chất nội địa thành Cảng Hàng không quốc tế đảm bảo đồng bộ, hiệu quả theo quy hoạch được duyệt.
Bên cạnh đó, Lâm Đồng tăng cường kết nối, hợp tác với các tỉnh lân cận với các vùng, khu vực xây dựng các sản phẩm du lịch đa dạng, là điểm đến hấp dẫn đối với khách quốc tế. Liên Khương trở thành cảng hàng không quốc tế là tiền đề mở các đường bay trong nước và quốc tế nhằm tạo động lực phát triển kinh tế du lịch, thúc đẩy xuất nhập khẩu sản phẩm nông nghiệp có giá trị cao.
Ông Nguyễn Ngọc Phúc, Phó chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng đánh giá, việc nâng cấp cảng hàng không Liên Khương trở thành cảng hàng không quốc tế đầu tiên tại khu vực Tây Nguyên sẽ có các đường bay thường lệ quốc tế đi - đến, tạo điều kiện thuận lợi phát triển kinh tế - xã hội, du lịch của tỉnh Lâm Đồng nói riêng và các tỉnh Tây Nguyên nói chung.
"Đây là công trình hạ tầng giao thông thực hiện Nghị quyết số 23-NQ/TW ngày 06/10/2022 của Bộ Chính trị về phương hướng phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Tây Nguyên đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 nhanh nhất và có tính khả thi cao nhất thực hiện liên kết vùng.
Điều này còn góp phần thu hút các nhà đầu tư và du khách, nhằm khai thác tiềm năng lợi thế vùng Tây Nguyên trong quá trình hội nhập quốc tế", ông Phúc nhấn mạnh.
Diện mạo mới Cảng hàng không quốc tế Liên Khương
Trước đó, lãnh đạo UBND tỉnh Lâm Đồng cho hay, theo quyết định số 648/QĐ-TTg ngày 07/06/2023 của Thủ tướng Chính phủ, sân bay Liên Khương quy hoạch đến năm 2030 có diện tích gần 341ha, với chi phí đầu tư khoảng 4.591 tỷ đồng. Định hướng đến năm 2050, cảng hàng không này có quy mô diện tích gần 487ha, đón 5 triệu du khách.
Tại Quyết định 758 phê duyệt quy hoạch thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 của Bộ GTVT phê duyệt, Liên Khương là cảng quốc tế, sân bay dùng chung dân dụng và quân sự.
Theo đó, thời kỳ 2021 - 2030, cấp sân bay 4E (theo mã tiêu chuẩn của Tổ chức Hàng không dân dụng quốc tế - ICAO) và sân bay quân sự cấp II. Công suất 5 triệu hành khách/năm và 20.000 tấn hàng hóa/năm. Loại tàu bay khai thác là code C như A320/A321, code E như B747/B787/A350 và tương đương.
Đến năm 2050, cấp sân bay 4E và sân bay quân sự cấp II. Công suất 7 triệu hành khách/năm và 30.000 tấn hàng hóa/năm. Loại tàu bay khai thác là code C như A320/A321, code E như: B747/B787/A350 và tương đương.
Theo quy hoạch hạng mục các công trình khu bay được xác định, hệ thống đường cất hạ cánh (thời kỳ 2021-2030), giữ nguyên cấu hình đường cất hạ cánh hiện hữu với kích thước 3.250m x 45m, lề vật liệu rộng 7,5m. Đến năm 2050, sẽ kéo dài đường cất hạ cánh hiện hữu về phía tây thêm 350m lên thành 3.600m x 45m, kích thước lề vật liệu theo quy định.
Hệ thống đường lăn thời kỳ 2021-2030, song song với toàn bộ chiều dài đường cất hạ cánh hiện hữu (quy hoạch ba đường lăn nối, một đường lăn thoát nhanh). Đến năm 2050, sẽ kéo dài đường lăn song song phù hợp với kéo dài đường cất hạ cánh, bổ sung một đường lăn nối, một đường lăn thoát nhanh.
Từ 2021 - 2030, sân đỗ máy bay được mở rộng sân đỗ tàu bay đáp ứng 21 vị trí đỗ và có dự trữ để mở rộng khi có nhu cầu. Đến năm 2050, tiếp tục mở rộng sân đỗ tàu bay đáp ứng 27 vị trí đỗ và có dự trữ để mở rộng khi có nhu cầu.
Sân bay Liên Khương, Đà Lạt được người Pháp xây dựng năm 1933. Từ năm 1956 - 1960 người Mỹ đã tu sửa, nâng cấp cảng hàng không Liên Khương với cơ sở hạ tầng khá hoàn chỉnh.
Năm 2003 khởi công dự án "Cải tạo mở rộng, nâng cấp đường hạ cất cánh (HCC), đường lăn, sân đỗ máy bay - cảng hàng không Liên Khương". Quy mô đảm bảo khai thác được các loại máy bay dân dụng tầm trung như A320, A321 và tương đương, cảng hàng không đạt tiêu chuẩn cấp 4C và sân bay quân sự cấp 2.
Năm 2019, việc sửa chữa nâng cấp được hoàn thành, có thể đón các loại máy bay dân dụng tầm trung như Boeing 767 hay Airbus A320, A321… Hiện, Cảng hàng không Liên Khương đã có thể tiếp nhận các chuyến bay với khả năng phục vụ 1,5 - 2 triệu lượt khách/năm.
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận