Sắp khánh thành kênh đào trăm triệu USD tại Nam Định

15/05/2023, 19:25

Cụm công trình kênh nối Đáy - Ninh Cơ, với tổng mức đầu tư hơn 100 triệu USD, khẩn trương thi công, dự kiến hoàn thành tháng 6/2023.

Đại diện Ban Quản lý dự án đường thủy - Chủ đầu tư cho biết, cụm công trình kênh nối Đáy - Ninh Cơ thuộc Dự án Phát triển giao thông vận tải khu vực Đồng bằng Bắc bộ - Dự án WB6. Đây là dự án lớn nhất từ trước đến nay được đầu tư vào hạ tầng đường thủy nội địa ở khu vực phía Bắc, được thực hiện trên phạm vi 14 tỉnh/thành phố khu vực Đồng bằng Bắc bộ (Ảnh: Toàn cảnh cụm công trình)

Đại diện Ban Quản lý dự án đường thủy - Chủ đầu tư cho biết, cụm công trình kênh nối Đáy - Ninh Cơ thuộc Dự án Phát triển giao thông vận tải khu vực Đồng bằng Bắc bộ - Dự án WB6. Đây là dự án lớn nhất từ trước đến nay được đầu tư vào hạ tầng đường thủy nội địa ở khu vực phía Bắc, được thực hiện trên phạm vi 14 tỉnh/thành phố khu vực Đồng bằng Bắc bộ (Ảnh: Toàn cảnh cụm công trình)

Dự án gốc có tổng mức đầu tư 200 triệu USD, trong đó vốn vay của Ngân hàng Thế giới 170 triệu USD, vốn đối ứng của Chính phủ 30 triệu USD. Dự án gốc đã được hoàn thành, đưa vào sử dụng năm 2016 (Ảnh: Thi công mái kè bằng bê tông khối xếp)

Dự án gốc có tổng mức đầu tư 200 triệu USD, trong đó vốn vay của Ngân hàng Thế giới 170 triệu USD, vốn đối ứng của Chính phủ 30 triệu USD. Dự án gốc đã được hoàn thành, đưa vào sử dụng năm 2016 (Ảnh: Thi công mái kè bằng bê tông khối xếp)

Nhằm phát huy tối đa hiệu quả đầu tư, Chính phủ Việt Nam và Ngân hàng Thế giới đã ký Hiệp định bổ sung vốn cho dự án WB6 để đầu tư cụm công trình kênh nối Đáy - Ninh Cơ. Cụm công trình này có tổng mức đầu tư hơn 107 triệu USD, trong đó vốn vay ODA của Ngân hàng Thế giới hơn 78,7 triệu USD, vốn đối ứng của Chính phủ Việt Nam hơn 28,4 triệu USD (Ảnh: Các vị trí tàu neo đậu chờ đến lượt vào âu, có cầu dẫn cho thuyền viên lên bờ)

Nhằm phát huy tối đa hiệu quả đầu tư, Chính phủ Việt Nam và Ngân hàng Thế giới đã ký Hiệp định bổ sung vốn cho dự án WB6 để đầu tư cụm công trình kênh nối Đáy - Ninh Cơ. Cụm công trình này có tổng mức đầu tư hơn 107 triệu USD, trong đó vốn vay ODA của Ngân hàng Thế giới hơn 78,7 triệu USD, vốn đối ứng của Chính phủ Việt Nam hơn 28,4 triệu USD (Ảnh: Các vị trí tàu neo đậu chờ đến lượt vào âu, có cầu dẫn cho thuyền viên lên bờ)

Cụm công trình kênh nối Đáy - Ninh Cơ chia làm 4 gói thầu xây lắp chính gồm: Gói thầu CV-A2.9-NDTDP: Cầu qua kênh nối Đáy - Ninh Cơ; 3 gói thầu CV-A2.6-NDTDP, CV-A2.7-NDTDP và CV-A2.8-NDTDP xây dựng âu và kênh dẫn, được khởi công tháng 3/2021. Theo đó, xây dựng kênh nối giữa sông Đáy và sông Ninh Cơ với chiều dài khoảng 1km; chiều rộng đáy kênh từ 90m - 100m (Ảnh: Kênh đào)

Cụm công trình kênh nối Đáy - Ninh Cơ chia làm 4 gói thầu xây lắp chính gồm: Gói thầu CV-A2.9-NDTDP: Cầu qua kênh nối Đáy - Ninh Cơ; 3 gói thầu CV-A2.6-NDTDP, CV-A2.7-NDTDP và CV-A2.8-NDTDP xây dựng âu và kênh dẫn, được khởi công tháng 3/2021. Theo đó, xây dựng kênh nối giữa sông Đáy và sông Ninh Cơ với chiều dài khoảng 1km; chiều rộng đáy kênh từ 90m - 100m (Ảnh: Kênh đào)

Điểm nhấn của cụm công trình là xây dựng âu tàu bằng bê tông cốt thép kích thước trong buồng âu rộng 17m, dài 179m và cao độ đáy -7,0m. Âu tàu này được thiết kế như một van đóng mở để ngăn cách 2 con sông vốn có mực nước và độ mặn chênh lệch nhau (Ảnh: Âu tàu)

Điểm nhấn của cụm công trình là xây dựng âu tàu bằng bê tông cốt thép kích thước trong buồng âu rộng 17m, dài 179m và cao độ đáy -7,0m. Âu tàu này được thiết kế như một van đóng mở để ngăn cách 2 con sông vốn có mực nước và độ mặn chênh lệch nhau (Ảnh: Âu tàu)

Âu tàu này vận hành tương tự như kênh đào Panama. Khi có tàu vào, một bên đóng kín, bên còn lại mở cho tới khi mực nước sông cân bằng với bên trong để tàu qua và ngược lại. Mỗi chu kỳ một tàu qua kéo dài khoảng 15 phút, trong đó 2 phút bơm nước để cân bằng phía trong và ngoài sông (Ảnh: Phía trong âu tàu)

Âu tàu này vận hành tương tự như kênh đào Panama. Khi có tàu vào, một bên đóng kín, bên còn lại mở cho tới khi mực nước sông cân bằng với bên trong để tàu qua và ngược lại. Mỗi chu kỳ một tàu qua kéo dài khoảng 15 phút, trong đó 2 phút bơm nước để cân bằng phía trong và ngoài sông (Ảnh: Phía trong âu tàu)

Cầu vượt kênh nối Đáy - Ninh Cơ chiều dài 777m, tĩnh không khoảng15m, kết cấu bê tông cốt thép, giúp kết nối giao thông 2 bên bờ dân cư của huyện Nghĩa Hưng bị chia cắt bởi kênh đào (Ảnh: Cầu vượt kênh đào)

Cầu vượt kênh nối Đáy - Ninh Cơ chiều dài 777m, tĩnh không khoảng15m, kết cấu bê tông cốt thép, giúp kết nối giao thông 2 bên bờ dân cư của huyện Nghĩa Hưng bị chia cắt bởi kênh đào (Ảnh: Cầu vượt kênh đào)

Cầu vượt đã thông xe, cho phương tiện lưu thông

Cầu vượt đã thông xe, cho phương tiện lưu thông

Đại diện Ban Quản lý dự án đường thủy - Chủ đầu tư cho biết, sau nhiều tháng nỗ lực thi công, đến nay hơn 90% công việc đã hoàn thành; 1/5 gói thầu đã hoàn thành và đưa vào sử dụng (Ảnh: Huy động máy móc tập trung thi công)

Đại diện Ban Quản lý dự án đường thủy - Chủ đầu tư cho biết, sau nhiều tháng nỗ lực thi công, đến nay hơn 90% công việc đã hoàn thành; 1/5 gói thầu đã hoàn thành và đưa vào sử dụng (Ảnh: Huy động máy móc tập trung thi công)

Cũng theo Ban Quản lý dự án đường thủy, để đáp ứng tiến độ, Ban đã chỉ đạo các nhà thầu tăng cường làm 3 ca/ngày, tranh thủ thời tiết tốt để thi công, bù cho những lúc mưa gió. Mục tiêu là ngày 30/6 hoàn thành công trình; Trong tháng 7/2023 sẽ bàn giao đưa vào sử dụng (Ảnh: Công trường hối hả thi công)

Cũng theo Ban Quản lý dự án đường thủy, để đáp ứng tiến độ, Ban đã chỉ đạo các nhà thầu tăng cường làm 3 ca/ngày, tranh thủ thời tiết tốt để thi công, bù cho những lúc mưa gió. Mục tiêu là ngày 30/6 hoàn thành công trình; Trong tháng 7/2023 sẽ bàn giao đưa vào sử dụng (Ảnh: Công trường hối hả thi công)

Sau khi hoàn thành cụm công trình này sẽ phát huy được hiệu quả cao nhất của cụm công trình cải tạo luồng qua cửa Lạch Giang (đã hoàn thành đưa vào sử dụng năm 2016). Theo đó, giúp cho tàu có trọng tải 2.000 tấn đầy tải và 3.000 tấn giảm tải đi qua sông Ninh Cơ vào sông Đáy và ngược lại, như vậy có thể đi sâu vào đất liền đến cụm cảng Ninh Bình, Ninh Phúc, rút ngắn 20% thời gian hành trình phương tiện thủy từ các tỉnh ven biển đến Ninh Bình và ngược lại (Ảnh: Phối cảnh cụm công trình khi đi vào khai thác)

Sau khi hoàn thành cụm công trình này sẽ phát huy được hiệu quả cao nhất của cụm công trình cải tạo luồng qua cửa Lạch Giang (đã hoàn thành đưa vào sử dụng năm 2016). Theo đó, giúp cho tàu có trọng tải 2.000 tấn đầy tải và 3.000 tấn giảm tải đi qua sông Ninh Cơ vào sông Đáy và ngược lại, như vậy có thể đi sâu vào đất liền đến cụm cảng Ninh Bình, Ninh Phúc, rút ngắn 20% thời gian hành trình phương tiện thủy từ các tỉnh ven biển đến Ninh Bình và ngược lại (Ảnh: Phối cảnh cụm công trình khi đi vào khai thác)

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.