Hồ sơ tài liệu

Sau Brexit, Pháp, Hàn Lan, Đan Mạch,... "nối gót" Anh?

25/06/2016, 15:35
image

Sau sự kiện Anh rời EU, một số nước Đông Âu cũng dự định tổ chức trưng cầu dân ý về vấn đề này.

7

Phe Brexit ăn mừng chiến thắng sau khi Anh rời khỏi EU.

Sự kiện Anh rời khỏi Liên minh châu Âu đã làm chấn động toàn cầu. Nhiều người đang đặt ra câu hỏi,  liệu có bao nhiêu quốc gia sẽ “nối gót” Anh rời khỏi khối liên mình này?

Theo Reuters, hiện nay, phe cực hữu ở Hà Lan, Đan Mạch, Thụy Điển và Pháp đang yêu cầu trưng cầu dân ý tương tự ở Anh. Trong khi đó, Phong trào 5 sao của Ý cho biết, họ sẽ theo đuổi đề nghị riêng của mình về một cuộc bỏ phiếu đồng Euro.

Ông Geert Wilders, lãnh đạo Đảng PVV chống di dân Hà Lan cho biết, ông sẽ đưa cuộc trưng cầu về vấn đề ở lại hay rời khỏi EU thành chủ đề trung tâm cho chiến dịch bầu cử Thủ tướng mới vào năm mới.

Trả lời Reuters, ông cho biết: “Tôi xin gửi lời chúc mừng đến người dân Anh và tôi nghĩ chúng tôi cũng có thể làm như vậy. Chúng tôi cần phải có cuộc trưng cầu dân ý về một “Nexit” càng sớm càng tốt”. Ông cũng cho rằng “không còn tương lai nào cho EU nữa”.

Trong khi đó, Lãnh đạo Mặt trận Quốc gia Pháp, bà Marine Le Pen cũng đã kêu gọi bỏ phiếu toàn quốc về việc có tiếp tục là thành viên Liên minh châu Âu hay không. Bà cũng bày tỏ sự ủng hộ một cuộc bỏ phiếu Brexit  trong chương trình nghị sự của mình.

Chúc mừng người dân Anh bằng cách treo quốc kỳ Anh trên trang Twitter, bà Le Pen viết: “Chiến thắng của sự tự do! Chúng ta cũng cần bỏ phiếu ở Pháp và các nước EU khác! Đến lượt chúng tôi #Brexit #Frexit”.

Hồi tháng trước, bà Le Pen cho rằng nếu bà thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống Pháp vào năm tới, bà sẽ lập tức đàm phán một loạt vấn đề chủ quyền, trong đó có đồng tiền chung. Nếu đàm phán thất bại, bà sẽ yêu cầu cử tri bỏ phiếu rời EU.

Tại Đan Mạch, lãnh đạo Đảng Dân túy (DF), ông Kristian Thulesen Dahl khẳng định: “Tôi tin người Đan Mạch cũng cần có một cuộc trưng cầu về việc có đi theo Anh hay giữ mọi thứ không thay đổi như hiện tại”.

Tại Thụy Điển, Đảng Dân chủ chống nhập cư cho biết sẽ thúc đẩy áp lực để thay đổi đất nước. Lãnh đạo Đảng, ông Jimme Akesson tuyên bố: “Chúng tôi yêu cầu Thụy Điển ngay lập tức bắt đầu đàm phán giao dịch với EU mà chúng tôi đã ký kết, đồng thời người dân Thụy Điển sẽ tiến hành một cuộc trưng cầu về tương lai của đất nước và EU”.

Trong khi đó, Đảng tự do Áo (FPO) kêu gọi người đứng đầu Ủy ban châu Âu và Nghị viện châu Âu phải từ chức sau khi bỏ phiếu Brexit, cho biết Áo cũng sẽ kêu gọi bỏ phiếu toàn quốc trừ khi EU cải cách.

Bên cạnh đó, Phòng trào 5 sao của Ý khẳng định sẽ theo đuổi chương trình riêng cho cuộc trưng cầu dân ý về đồng Euro.

Xem thêm video:

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.