Xem - ăn - chơi

Sâu lắng tình người, tình nghề trong các ca khúc mới về ngành GTVT

05/09/2016, 09:01

Đằng sau các ca khúc đoạt giải là những câu chuyện, thông điệp mà người viết đau đáu muốn truyền tải tới khán giả.

Dùng ảnh này. Ảnh K.Linhd d
Phó chánh Thanh tra Bộ GTVT Lê Văn Doãn (trái) và nhạc sĩ Hoàng Long, đồng tác giả bài hát “Người chiến sỹ giao thông”, hai người là bạn thân cùng học Đại học GTVT

Sau một thời gian phát động “Cuộc vận động sáng tác ca khúc ngành GTVT”, Hội đồng thẩm định đã chọn được những tác phẩm đoạt giải cao nhất. Đằng sau các ca khúc đoạt giải là những câu chuyện, thông điệp mà người viết đau đáu muốn truyền tải tới khán giả cả nước.

“Phu đường vất vả lắm ai ơi!”

Chưa khi nào, ông Lê Văn Doãn, Phó chánh Thanh tra Bộ GTVT lại nghĩ mình có thể tham gia “Cuộc vận động sáng tác ca khúc mới về ngành GTVT” của Bộ GTVT. Chia sẻ về chân dung Người chiến sĩ giao thông, tác phẩm đoạt giải Nhất, ông bảo mình viết lời bài hát trong hoàn cảnh tình cờ. Trước đó, khi ông viết bài thơ về Obama thì được một người em gợi ý: “Anh làm thơ hay mà sao không viết một bài về ngành Giao thông nhỉ?”. Vì công việc quá bận nên ông quên bẵng đi, một tuần sau mới nhớ ra, cảm xúc ập đến như “cơn bão” trong lòng. Trong hai ngày nghỉ cuối tuần, với bao ký ức, ước mơ và kỷ niệm của những năm tháng vất vả, đầy tự hào làm việc trong ngành Giao thông, ông Doãn đã viết xong bài thơ chất chứa đầy tâm sự: “Đã là người ai cũng có ước mơ. Là chiến sĩ giao thông tôi thường luôn mơ ước. Mơ về những con đường những con đường dựng xây đất nước. Những con đường tiếp bước cha anh”.

Bài thơ được ông chia sẻ trên facebook và được bạn bè bình luận, chia sẻ. Họ bảo, ca từ đầy nhịp điệu, tươi vui, chất chứa nhiều cung bậc cảm xúc. Một người bạn học gợi ý để cho nhạc sĩ Hoàng Long, một người bạn cũ cùng học Đại học GTVT phổ nhạc. Sau đó nhạc sĩ Hoàng Long qua facebook nhận xét bài thơ rất hay và thúc giục ông: “Cho phổ nhạc đi, đã có ai phổ nhạc chưa, tôi giúp!”. Ông hóm hỉnh trả lời: “Cậu đọc thử, nếu thích thì cậu phổ nhạc giúp mình”. Điều đặc biệt, nhạc sĩ - người bạn thân của ông cũng cảm động khi cầm bài thơ này nên đã dựng bản demo trong cơn “lên đồng” của âm nhạc chỉ sau một ngày. Ông Hoàng Long gửi lại bản nhạc demo, cả hai đều bùi ngùi, tâm trạng khi nghe giai điệu, tiết tấu cất lên.

Khi đặt tên cho đứa con tinh thần của mình, ông Lê Văn Doãn quyết định lấy tên Người chiến sĩ giao thông, có người này, người kia thắc mắc về cái tên. Ông tủm tỉm chia sẻ: “Mọi người hay nghĩ chiến sĩ chỉ là chiến sĩ CAND, chiến sĩ QĐND, nhưng tôi nghĩ đã là người cống hiến cho sự nghiệp giải phóng dân tộc cũng như sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc đều là chiến sĩ. Hơn nữa, tiền thân của ngành Giao thông là người chiến sĩ TNXP”.

Ông hào hứng kể lại với chúng tôi những kỷ niệm thời trai trẻ, cách nhìn về nhân sinh quan cuộc sống. Ông bảo: “Vất vả nhất chính là người đi trước mở đường, như Bác Hồ nói: “Phu đường vất vả lắm ai ơi! Ngựa xe hành khách thường qua lại. Biết cảm ơn anh được mấy người”. Quả thật, những người làm trong ngành Giao thông đều đã làm ngày, làm đêm không nghỉ, không quản ngại khó khăn vất vả, có những lúc phá đá mở đường cheo leo trên đỉnh núi. Còn nhớ khi đi nhận tuyến làm đường Trường Sơn, một mình tôi ban đêm ngủ giữa rừng: “Đêm giữa rừng hoang vu lạnh buốt, chỗ ta nằm lều lán phong sương...”.

Và cũng bao nhiêu năm công tác trong ngành Giao thông, ông Văn Doãn đã có những lời thơ bay bổng, tươi vui về anh em cầu đường. “Là chiến sĩ giao thông. Ta không ngại khó. Là chiến sĩ giao thông. Ta không ngại khổ. Ta không sợ gian lao. Ta không sợ hy sinh. Ta xây dựng những cây cầu vang danh thế kỉ. Ta xây những con đường cao tốc ngược xuôi. Ta xây những đường tàu. Ta xây bao bến cảng. Những đường bay ra khắp năm Châu”.

“Hẹn ngày đi sẽ có ngày về”

Với nhạc sĩ Hoàng Long, ca khúc Người chiến sĩ giao thông như đã có một sự chiêu cảm giữa hai người bạn từ thời tuổi trẻ, cùng là “người giao thông”. Nhạc sĩ tiết lộ thời gian 10 ngày “giũa gọt” đứa con tinh thần, từ bản demo đến phối khí, tập duyệt, thu âm với nhiều giai tầng cảm xúc chân thực. Ông chia sẻ: “Lời thơ của anh Doãn có nhịp điệu, nhiều câu thơ đắt giá, ý thơ xuyên suốt với ngành. Lời thơ đã dội cảm xúc trong tôi. Tôi nghĩ đó là sự chiêu cảm của tình người, tình nghề”.

a
 

Xứng đáng với giải cao nhất, Người chiến sĩ giao thông được nhiều nhạc sĩ trong Ban Giám khảo đánh giá cao. Một ca khúc không chỉ khắc họa chân dung con người cũng như tính chất của ngành nghề. Đó không chỉ đơn thuần là sự ra trận, hay sự lãng mạn thô ráp của những triền nắng cháy trên công trường. Nó còn là bước hành quân, nhịp điệu tươi giòn của những con người đầy khát khao sống đẹp dù họ có sự xa cách thiếu thốn tình cảm nơi gia đình và hy sinh cống hiến cho sự phát triển của đất nước.

Dựng niềm tin, hoài bão bên những cây cầu

Nhac si Duy Thinh

Duy Thịnh

 Chia sẻ cảm xúc viết bài hát giành giải Nhì Con đường em trong mơ, tác giả lời thơ và ca khúc Duy Thịnh cho biết, nó bắt nguồn khi anh đọc một bài báo viết về các cháu học sinh ở Đắk Lắk đến trường nhưng không có một cây cầu. Những buổi sáng tinh sương, đứa trẻ 9 tuổi ấy đã phải đi bộ xuyên rừng, trèo núi và qua những khúc sông nước.

Con đường đến trường gần nhất với em gần nhất cũng mất 4km, xa nhất đến 17km. Nhiều người đọc bài báo thì khen các em là “Chú lính chì”, thế nhưng trong anh dồn lên những xúc cảm khó tả, khi viết ca khúc này, nhạc sĩ chỉ mong muốn đóng góp công sức nhỏ với ngành Giao thông, mong các em có con được đường đến trường.

Nhac si  Mai Kien

Nguyễn Mai Kiên

Với tác giả ca khúc Đi trước mở đường đoạt giải Nhì, anh Nguyễn Mai Kiên chia sẻ: Đây là một bài hát có nhiều sắc thái, nhịp điệu khi sôi nổi, lúc nhẹ nhàng du dương. Cùng đó, có nhiều cung đoạn viết theo lối hợp xướng nên ông mất nhiều công và tâm huyết của cả một tập thể. “Khi viết nhạc xong, tổ chức thu thanh mất nhiều thời gian trong phòng thu đến tận khuya, nên khi nhận thông tin ca khúc đoạt giải tôi đã rất vui”. Vị nhạc sĩ đau đáu chia sẻ, ngành GTVT trước đây có nhiều bài hát hay nhưng gần đây không có nhiều. Chính vì thế, cuộc thi này là dịp các nhạc sĩ có điều kiện để viết, đặc biệt là các nghệ sĩ trẻ.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.