Doanh nghiệp

SCIC ra sao khi "chia tay" Bộ Tài chính, về với "siêu" Ủy ban?

12/11/2018, 17:37

Sáng nay, Bộ Tài chính đã chính thức bàn giao đại diện chủ hữu nhà nước tại SCIC sang “siêu” Ủy ban.

scic-chinh-thuc-ve-duoi-truong-sieu-uy-ban

Sáng nay, Bộ Tài chính đã chính thức bàn giao đại diện chủ hữu nhà nước tại SCIC sang “siêu” Ủy ban

Tại lễ bàn giao sáng nay (12/11), Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng cho biết, việc hình thành Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ với chức năng chủ yếu là: Tiếp nhận và thực hiện quyền đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại doanh nghiệp; đầu tư, kinh doanh, quản lý vốn nhà nước theo cơ chế thị trường và theo nhiệm vụ nhà nước giao; cung cấp các dịch vụ tài chính... cũng đã góp phần đổi mới phương thức quản lý vốn nhà nước từ cơ chế hành chính sang phương thức đầu tư, kinh doanh vốn.

Trong hơn 12 năm qua, SCIC đã đạt được một số kết quả: Hình thành một tổ chức kinh tế để triển khai phương thức quản lý, đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp theo mô hình doanh nghiệp; trở thành công cụ của Chính phủ để tiếp tục sắp xếp, cổ phần hóa và cơ cấu lại vốn nhà nước; đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại các doanh nghiệp sau khi tiếp nhận.

Tuy nhiên, Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng cũng nhìn nhận một số hạn chế như: Chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước còn chậm; vai trò đại diện chủ sở hữu gặp nhiều khó khăn; các doanh nghiệp hoạt động ở nhiều lĩnh vực, ngành nghề khác nhau nên việc tham gia quản trị, điều hành tại doanh nghiệp cũng có khó khăn nhất định; công tác thoái vốn, cổ phần hóa còn phụ thuộc vào khả năng hấp thụ của nhà đầu tư và tình hình thị trường tài chính, chứng khoán…Trong hơn 12 năm qua, SCIC đã đạt được một số kết quả: Hình thành một tổ chức kinh tế để triển khai phương thức quản lý, đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp theo mô hình doanh nghiệp; trở thành công cụ của Chính phủ để tiếp tục sắp xếp, cổ phần hóa và cơ cấu lại vốn nhà nước; đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại các doanh nghiệp sau khi tiếp nhận.

Bộ Tài chính cho biết, trước thời điểm bàn giao, các công việc liên quan giữa hai cơ quan đã được làm rõ trên tinh thần không làm gián đoạn hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Theo cơ cấu, sau khi về với Ủy ban, SCIC sẽ là một đơn công ty trong hệ thống "siêu" Ủy ban, quản lý vốn và đại diện vốn chủ sở hữu nhà nước tại các doanh nghiệp nhỏ (ngoài danh mục mà Ủy ban quản lý trực tiếp); đồng thời tiếp tục thực hiện việc thoái vốn nhà nước theo lộ trình. 

Để nâng cao năng lực hoạt động của SCIC, Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng trao đổi một số biện pháp, trong đó có đề xuất đẩy mạnh mở rộng hoạt động đầu tư kinh doanh vốn với định hướng rõ nét hơn, tập trung vào những các lĩnh vực trọng yếu và có triển vọng lâu dài; đồng thời nghiên cứu từng bước mở rộng hoạt động đầu tư tài chính, mua bán sáp nhập doanh nghiệp...

Cuối tuần qua, Bộ Công thương cũng đã bàn giao 6 doanh nghiệp nhà nước lớn về Ủy ban quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp. 

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.