Công nghệ mới

Sea Hunter: "Sát thủ" săn ngầm không người lái của Mỹ thành hiện thực

19/02/2016, 18:50
image

Mỹ đã bỏ Nga lại phía sau trong việc phát triển tàu săn ngầm không người lái cỡ lớn bằng sản phẩm Sea Hunter...

7
Tàu săn ngầm không người lái Sea Hunter

Ý tưởng của Cơ quan Nghiên cứu Các dự án phòng thủ tối tân trực thuộc Lầu Năm Góc (Defense Advanced Research Projects Agency/DARPA) để chế tạo một con tàu không người lái có tầm hoạt động dài để săn và theo dõi các tàu ngầm đã trở thành hiện thực.

Mới đây, những hình ảnh đầu tiên của tàu săn ngầm không người lái Sea Hunter (Anti-Submarine Warfare Continuous Trail Unmaned Vessel) đã được tiết lộ.

Mặc dù không được liệt vào các loại vũ khí có sức công phá khủng khiếp, "tàu chống ngầm không người lái lần theo dấu vết liên tục" (The Anti-Submarine Warefare Continuous Trail Unmanned Vessel hay ACTUV) lại có khả năng thu thập và xử lí “con mồi” một cách hiệu quả thông qua việc theo dõi và phát hiện “đối tượng tình nghi” mà không cần đến sự điều khiển của con người.

Những chiếc ACTUV này thường có kích thước tương đối nhỏ với chiều dài khoảng 40 m và trọng tải cỡ 140 tấn. Chúng có thể hoạt động trong vòng 90 ngày liên tục cho phép tuần tra để phát hiện, theo dõi các mục tiêu đáng ngờ. Chi phí bảo trì cho những tay “thợ săn biển” này dao động trong khoảng từ 15.000 USD đến 20,000 USD một ngày.

6
Hình ảnh minh họa cho việc theo dõi tàu ngầm của Sea Hunter

Theo như đự đoán, còn tàu được trang bị 2 hệ thống sonar tần số trung bình và tần số cao được lắp ở dưới phần giữa thân tàu. Các hệ thống sonar này có thể phát hiện các tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân im lặng nhất cũng như các tàu ngầm động cơ diesel sử dụng hệ thống đẩy không phụ thuộc vào không khí (Air Independent Propulsion/ AIP).

Một bộ các thiết bị liên kết dữ liệu, máy tính và các cảm biến sẽ tự động dẫn đường cho nó, giao tiếp với người điều khiển và dự đoán động thái tiếp theo của tàu ngầm đối phương.

Tàu săn ngầm không người lái Sea Hunter sẽ trải qua một loạt các thử nghiệm trong 2 năm, sau đó có thể nó sẽ được đưa vào sản xuất và triển khai hạm đội tàu không người lái cho Hải quân Mỹ trên toàn cầu. Chiếc ACTUV của Mỹ có thể thay đổi cục diện chiến tranh trên biển trong nhiều năm tới, nhất là khi Mỹ đang tìm cách giữ vững lợi thế trước sự tiến bộ quân sự của Nga và Trung Quốc.

Việc đưa vào thử nghiệm tàu săn ngầm của Mỹ được cho là một động thái chứng tỏ tiềm lực quân sự của quốc gia này không thua kém gì Nga khi mà Nga cho biết sẽ hoàn thành một loại robot có thể hoạt động dưới nước trong năm nay. Các robot này của Nga không chỉ hoạt động như một điệp viên mà còn có thể tấn công kẻ thù với các loại vũ khí được trang bị đầy đủ.

Tuy nhiên, không vì thế mà Washington lo sợ lép vế trước Nga. Theo Sputnik, Mỹ sẽ chi ra khoảng 18 tỉ USD cho dự án ACTUV của mình, số tiền này lớn gấp 3 lần chi phí mà Moscow đã bỏ ra.

Video DAPRA miêu tả hoạt động của ACTUV:

Nguồn video: DAPRA

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.