Thời sự Quốc tế

Singapore cũng đang lúng túng trong chiến lược sống chung với COVID-19

08/09/2021, 10:57

Một vị Bộ trưởng của Singapore không loại trừ việc nước này phải quay trở lại trạng thái "cảnh giác cao độ" khi COVID-19 quá phức tạp.

Theo SCMP, việc Singapore ra mắt hành lang du lịch với Đức và Brunei vào ngày 8/9 nhằm đánh dấu cột mốc quan trọng trong nỗ lực tiêm chủng.

Tuy nhiên, các ca nhiễm virus gia tăng gần đây tại quốc đảo Đông Nam Á này đã làm dấy lên những lời cảnh báo từ chính quyền, khiến người dân đặt câu hỏi liệu đất nước đang mở cửa trở lại hay phải quay trở lại chế độ chiến đấu với đại dịch COVID-19.

Ca nhiễm tăng dù vaccine đã “phủ sóng”

Du lịch không có kiểm dịch và nới lỏng quy định giãn cách xã hội - đó là những ưu đãi mà chính quyền Singapore đã hứa với người dân trong nỗ lực duy trì tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ ở mức cao.

Từ ngày hôm nay (8/9), với khoảng 88% dân số đủ điều kiện về tuổi đã được tiêm chủng đầy đủ, người dân Singapore được "bật đèn xanh" để du lịch, đi làm tại Đức và Brunei và trở về mà không cần kiểm dịch, sau gần hai năm “đóng cửa” với thế giới.

img

Từ ngày 8/9 người Singapore sẽ phải hạn chế tiếp xúc theo các quy định mới - ảnh Strait Times

Singapore cũng sẽ chấp nhận những khách du lịch đã được tiêm phòng từ 2 nước này và cho phép họ tự do đi lại tự do sau khi có xét nghiệm COVID-19 âm tính.

Nhưng sự gia tăng số ca bệnh hiện nay đồng nghĩa với việc Singapore đang đánh dấu cột mốc quan trọng này trong bối cảnh lo lắng và không chắc chắn về kế hoạch tương lai.

Sau khi báo cáo 1.325 trường hợp trong nước trong tuần qua, tăng so với 723 trường hợp của tuần trước, Singapore hôm thứ Hai đã buộc phải thông báo lệnh cấm tụ tập và giao lưu tại nơi làm việc và kêu gọi mọi người hạn chế tụ tập, tối đa chỉ một lần một ngày.

Hôm thứ Hai, nhận xét của Bộ trưởng Tài chính Lawrence Wong đã làm dấy lên câu hỏi trên mạng xã hội về việc liệu mục tiêu mở cửa trở lại trong nước có bị thay đổi một lần nữa hay liệu một sự đảo ngược chính sách đặc hữu sắp xảy ra hay không.

Bộ trưởng Wong cho biết, trong khi nhà chức trách sẽ cố gắng làm chậm đường lây truyền của bệnh dịch mà không thắt chặt các hạn chế, ông cũng không loại trừ việc Singapore phải quay trở lại trạng thái "cảnh giác cao độ" liên quan đến lệnh cấm ăn uống - hoặc tệ hơn, phải ở nhà ngoại trừ những lần đi mua tạp hóa hay tập thể dục ngoài trời.

Lập trường thận trọng của chính phủ Singapore một lần nữa chú ý đến những khó khăn mà các nền kinh tế châu Á - vốn ban đầu đóng cửa biên giới và dựa vào các hạn chế xã hội cứng rắn - đang phải đối mặt trong quá trình chuyển đổi sang chiến lược sống với COVID-19. Rõ ràng rằng chỉ tiêm vaccine thôi cũng không thể chống đỡ biến thể Delta với độc lực và khả năng lây nhiễm mạnh hơn.

Tiến sĩ Jeremy Lim từ Trường Y tế Công Saw Swee Hock thuộc Đại học Quốc gia Singapore (NUS) cho biết, những lời cảnh báo của Bộ trưởng Tài chính Wong dựa trên các mô hình dịch tễ học và những lo ngại về mặt lý thuyết là có thể hiểu được.

img

Số lần tiếp xúc của người Singapore sẽ bị hạn chế từ ngày 8/9 do tình hình diễn biến dịch phức tạp, ca nhiễm tăng - ảnh SCMP

Theo mô hình của ông Alex Cook, Phó trưởng khoa nghiên cứu cùng trường, Singapore có thể có 1.000 ca mỗi ngày vào cuối tháng 9 nếu tình trạng lây lan tiếp tục diễn ra với tốc độ hiện tại.

Cơ sở lý luận của Wong là số người bệnh cao sẽ “chuyển thành một số lượng lớn các trường hợp phải điều trị và chăm sóc tích cực (ICU) và cuối cùng là các trường hợp tử vong”.

Có 643 bệnh nhân COVID-19 hiện đang nằm viện ở Singapore, 6 người trong số họ đang ở phòng chăm sóc đặc biệt.

Tuy nhiên, ông Lim cho biết cảnh báo hôm thứ Hai là “một viên thuốc đắng đối với đại đa số người dân Singapore, những người đã tuân theo chỉ đạo của chính phủ một cách nghiêm túc và mong đợi tháng 9 sẽ báo trước sự khởi đầu đầy đủ của một kỷ nguyên kiên cường trong cuộc chiến chống lại COVID-19”.

Ông Alex Cook cho biết: “Một mặt, Singapore nói rằng họ sẵn sàng chuyển sang giai đoạn tiếp theo của đại dịch, giai đoạn này phải bao gồm một mức độ nào đó trong việc loại bỏ hoàn toàn hoặc chấp nhận các trường hợp lây nhiễm sẽ tăng lên. Tuy nhiên, khi các ca nhiễm ngày càng gia tăng, nhà chức trách buộc phải thắt chặt các hạn chế xã hội”.

“Nếu Singapore không chấp nhận các trường hợp nhiễm bệnh gia tăng, họ sẽ bị mắc kẹt trong việc chống chọi với đại dịch trong nhiều năm” – ông Alex Cook nhấn mạnh.

img

Cư dân Singapore tại một điểm sang đường trong thời gian dịch COVID-19 kéo dài - ảnh Strait Times

Các nước láng giềng ở châu Á đang theo dõi chặt

Tiến sĩ Paul Tambyah, Chủ tịch Hiệp hội Vi sinh Lâm sàng và Nhiễm trùng Châu Á Thái Bình Dương cho biết, kế hoạch mở cửa trở lại của Singapore đang được các nước láng giềng ở châu Á theo dõi chặt chẽ. Các nước này đang đề phòng sự xuất hiện trở lại của các ca bệnh hoặc trường hợp bệnh nặng nghiêm trọng khi Singapore mở cửa trở lại.

Vào tháng 5, chính quyền Singapore đã thừa nhận rằng căn bệnh này vẫn tồn tại và tốt nhất là nên học cách sống chung với nó, một lập trường mà các nền kinh tế “zero-COVID” (không có COVID-19 vào thời điểm đó) như Australia và New Zealand chỉ mới bắt đầu thực hiện gần đây.

Mặc dù số lượng ca nhiễm COVID-19 của Singapore vẫn còn thấp so với những người láng giềng gần kề của nước này đang trải qua, nhưng gần đây, quốc gia này đã ghi nhận khoảng 200 ca nhiễm mới mỗi ngày.

Kenneth Mak, Giám đốc Dịch vụ y tế của Bộ Y tế Singapore cho biết hôm thứ Sáu rằng điều này không "bất ngờ" và hệ thống chăm sóc sức khỏe hiện không quá tải với tỷ lệ tiêm chủng hiện tại và tỷ lệ nhập phòng ICU tương đối ổn định.

Nhưng Bộ trưởng Tài chính nước này cho rằng nếu chúng ta tiếp tục trên quỹ đạo lây nhiễm này, Singapore có thể có 1.000 ca nhiễm mới trong hai tuần".

Ông này nói: “Chúng ta biết được sự thật từ kinh nghiệm của các quốc gia khác rằng khi các ca bệnh tăng quá lớn, sẽ có nhiều ca ICU hơn nữa và cũng có những người không chống chọi nổi với virus Corona”.

img

Nhiều quốc gia châu Á cũng đang theo dõi chiến lược sống chung với COVID-19, coi dịch bệnh này như cúm mùa và bệnh đặc hữu của Singapore - ảnh SCMP.

Tốc độ sinh sản/lây nhiễm của biến chủng Delta, được gọi là “R0”, đã được báo cáo là từ 5 đến 8, có nghĩa là một người thường truyền virus cho từ 5 đến 8 người khác có tiếp xúc gần.

Các phương tiện truyền thông địa phương đưa tin hôm thứ Ba rằng các ca nhiễm R0 ở Singapore ở mức 1,45 với các biện pháp quản lý và mức độ tiêm chủng hiện có.

Singapore có thể siết chặt giãn cách, chỉ tiêm vaccine là không đủ

Bà Leo Yee Sin, Giám đốc điều hành của Trung tâm Quốc gia về Các bệnh Truyền nhiễm đã bổ sung vào cảnh báo từ các nhà chức trách khi nhấn mạnh trong một cuộc phỏng vấn đăng trên The Straits Times hôm thứ Ba, rằng chỉ tiêm vaccine là không đủ.

“Singapore vẫn cần phải thận trọng”, bà Leo Yee Sin nhấn mạnh rằng “COVID-19 không thể được coi là bệnh cúm thông thường”.

Tiến sĩ Dale Fisher, người chủ trì Mạng lưới Ứng phó và Cảnh báo Dịch bệnh Toàn cầu của Tổ chức Y tế Thế giới (ƯHO) cũng cho biết chiến lược rút lui của Singapore là “thận trọng và từng bước một cách thích hợp”.

Ông Dale Fisher nói sự gia tăng của virus đột biến gần đây dẫn đến việc các nhà chức trách phải thúc đẩy các hoạt động xã hội để làm chậm tốc độ gia tăng.

“Nếu số lượng bệnh nhân quá lớn sẽ đồng nghĩa một số lượng lớn bệnh nhân cần phải nhập viện. Chính vì vậy, Singapore sẽ cần phải áp dụng lại các biện pháp khắc nghiệt để đảo ngược tình hình”, ông Fisher nói.

Tuy nhiên, các nhà phân tích khác phát biểu với báo chí ở châu Á cho biết Singapore có thể đủ khả năng để trở nên táo bạo hơn.

“Tình hình dịch bệnh của Singapore vẫn cực kỳ thuận lợi” – ông Cook, Phó trưởng khoa của Đại học Quốc gia Singapore (NUS) cho biết khi trích dẫn báo cáo chỉ ra rằng chỉ có 55 trường hợp tử vong và 6 người phải nằm phòng ICU tính đến thứ Hai.

“Mặc dù chúng tôi dự đoán con số này sẽ tăng lên trong những ngày tới, nhưng những trường hợp nghiêm trọng mà Singapore đang gặp phải lại là những người chủ yếu trong nhóm thiểu số đã từ chối tiêm chủng.”

Trong khi đó, Tiến sĩ Jeremy Lim đã sử dụng thành ngữ “ném đá dò đường” của Trung Quốc để mô tả chiến lược cần thiết khi ông cho rằng Singapore nên “làm ướt chân và mạnh dạn bước tới”.

“Singapore cũng không nên quá sợ rủi ro và bị tê liệt bởi mô hình diệt vong và u ám. Bạn có thể cảm nhận từ những viên đá và quyết định sau đó quay lại và đi một con đường khác” - Tiến sĩ Jeremy Lim khuyến cáo.

Những thông điệp khó hiểu cần điều chỉnh

Tiến sĩ David Allen, chuyên gia tư vấn cao cấp về các bệnh truyền nhiễm tại Trường Y khoa Yong Loo Lin thuộc NUS cho biết người dân Singapore đang nhận được nhiều thông tin và quen thuộc hơn với virus, và kết hợp với sự mệt mỏi về đại dịch, có nhiều khả năng sẽ cảm thấy khó chịu bởi các hạn chế hơn.

img

Người dân Singapore đeo khẩu trang phòng dịch bệnh trên các con phố - - ảnh Strait Times

Ông David Allen cho biết chính phủ đã nhất quán khi nói rằng tình hình virus hiện nay là phổ biến, nhưng người dân chỉ nghe thấy phần thông báo phù hợp với mong muốn của họ.

Đây là một tình huống hiếm gặp đối với Singapore, nơi chính phủ đã dành được nhiều lời khen ngợi cho thông điệp sắc bén và chiến dịch tiêm chủng thành công.

Nhưng, giải thích về tính đặc hữu và cách một quốc gia sẽ sống với COVID-19 không đơn giản bằng việc khuyến khích mọi người tiêm chủng, Claire Hooker, một giảng viên cao cấp về sức khỏe và nhân văn tại Đại học Sydney, giải thích.

Bà Claire Hooker nói: “Việc yêu cầu mọi người sống với Covid-19 phức tạp hơn một phần vì chúng ta đang trở lại trạng thái không chắc chắn và các thỏa thuận sẽ được thực hiện nhanh chóng”.

Theo bà Claire Hooker, đôi khi điều này có nghĩa là áp đặt lại những hạn chế mà mọi người nghĩ rằng họ đã được giải phóng, và nó sẽ khiến thông điệp nghe có vẻ “mâu thuẫn, khó hiểu hoặc chỉ khiến mọi người thêm thất vọng”.

Khi người dân Singapore bày tỏ sự thất vọng trước tình hình này, bà Hooker nói rằng chính phủ không nên né tránh việc lắng nghe những suy nghĩ của người dân.

Bà Hooker khuyên rằng, các nhà chức trách có thể chia sẻ các chỉ số cụ thể mà họ đang tìm kiếm khi chuyển đổi các hạn chế nhưng đồng thời cũng phải trả lời trước về mức độ không chắc chắn.

"Một nguyên nhân lớn dẫn đến sự phẫn nộ là khi mọi người cảm thấy rằng họ không có bất kỳ quyền kiểm soát nào và không được lắng nghe" – bà Claire Hooker nhấn mạnh.

Về vấn đề này, chuyên gia Alex Cook cho biết: “Chúng ta vẫn báo cáo số trường hợp hàng ngày trên các trang nhất các trang báo, nhưng con số thực sự đáng lo ngại là bao nhiêu trường hợp bị ốm nặng, chứ không phải bao nhiêu trường hợp nhẹ được phát hiện thấy thông qua các nỗ lực truy vết liên hệ hàng loạt.”

Ông Alex Cook cho rằng Singapore cần một ý tưởng rõ ràng về tình trạng lưu hành dịch bệnh sẽ như thế nào, chẳng hạn như ghi nhận số lượng lớn các ca bệnh trong nước mỗi ngày miễn là chúng không phải là những ca nghiêm trọng.

Các nhà chức trách thường rất "nhạy cảm" người dân với hình ảnh đó, ông Alex Cook nói.

Theo ông Fisher từ WHO, đồng thời là giáo sư tại Trường Y Yong Loo Lin, điều quan trọng mà Singapore và các quốc gia đang trong quá trình chuyển đổi trạng thái phải nhớ rằng chiến lược này là ngăn ngừa tử vong và các bệnh nghiêm trọng. Số ca bệnh gần như không liên quan như trong giai đoạn trước khi tiêm chủng.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.