Tư vấn

"Soi" tàu sân bay USS Gerald R. Ford sắp gia nhập Hải quân Mỹ

13/04/2016, 16:30
image

Tàu sân bay USS Gerald R. Ford được trang bị hai lò phản ứng hạt nhân có thể hoạt động liên tục 20-25 năm.

1.1

Siêu tàu sân bay USS Gerald R. Ford (CVN-78) dự kiến sẽ gia nhập biên chế Hải quân Mỹ vào tháng 9 năm nay.

Stackley, trợ lý bộ trưởng Hải quân phụ trách các thương vụ, cho biết: Siêu tàu sân bay USS Gerald R. Ford (CVN-78) được đóng với chi phí lên tới 13 tỉ USD, dự kiến sẽ gia nhập biên chế Hải quân Mỹ vào tháng 9 năm nay.

CVN 78 được đặt theo tên vị Tổng thống thứ 38 của Mỹ, người qua đời năm 2006. Cố Tổng thống Gerald R. Ford từng phục vụ trên chiến hạm USS Monterey trong Thế chiến 2. Ford rời khỏi Hải quân Mỹ khi mang hàm trung úy.

USS Gerald R. Ford được đóng mới năm 2009. Tính tới tháng 3, nó đã hoàn thiện tới 97%, được coi là chiến hạm tân tiến đắt giá nhất trong lịch sử Hải quân Mỹ, giúp Washington giành thế thượng phong trên biển.

Theo số liệu được cung cấp của nhà máy đóng tàu, CVN-78 dài khoảng 333 mét, cao 77 mét, sàn đáp rộng 78 mét, lượng giãn nước trên 110.000 tấn, nặng gấp 400 lần tượng “Nữ thần tự do” của Mỹ. Gerald Ford có thể đạt tốc độ hơn 30 hải lý/giờ (hơn 56km/h) với thủy thủ đoàn 4.660 người.

CVN 78 có khả năng mang tới 90 máy bay, bao gồm F-35 Joint Strike Fighter, F/A-18E/F Super Hornet, E-2D Hawkeye nâng cao, EA-18G Growler máy bay tấn công điện tử, MH-60R/S máy bay trực thăng, máy bay không người lái.

Các yêu cầu về thiết kế thay đổi trong boong bay, cho phép đạt 160 lần xuất kích một ngày với triều cường tối đa (so với 140 lần/ngày lớp tàu Nimitz). Sẽ đạt là 220 phi vụ một ngày trong thời gian tác chiến đường không căng thẳng. Sàn đáp máy bay của tàu có một “đảo” di động nhỏ hơn. Nó có bốn sàn nâng boong và 18 điểm tiếp nhiên liệu và khu dừng lắp vũ khí, bom, tên lửa.

Video quá trình đóng tàu sân bay USS Gerald R. Ford:

Nguồn video: Military Stats

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.