• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
An toàn giao thông

Sửa đường, quản công nhân qua điện thoại di động

18/09/2017, 08:00

Nhiều Sở GTVT trên cả nước đã bắt đầu ứng dụng công nghệ bản đồ số và di động trong công tác quản lý...

8

Vạch sơn đoạn đường vành đai 3 trên cao (Hà Nội) bị mờ được công nhân sửa chữa ngay khi có thông tin - Ảnh: K.Linh

Ngồi nhà biết đường hư hỏng

Gắn bó với công việc tuần đường từ nhiều năm nay, anh Hồ Thiên Hải, Hạt Quản lý đường bộ Krông Pa (Công ty CP Quản lý và Sửa chữa đường bộ Gia Lai) cho biết, chỉ cần dùng điện thoại di động đăng nhập tài khoản đã được đăng ký, với vài thao tác đơn giản là đã cập nhật nhanh, đầy đủ hình ảnh, hiện trạng, hư hỏng mặt đường, vi phạm hành lang trên tuyến. Số liệu từ hiện trường được cập nhật và hiển thị ngay trên bản đồ số giao thông cùng kiến nghị phương án xử lý, khối lượng vật liệu liên quan cũng tự động truyền đến các cấp quản lý.

“Trước đây, làm bằng phương pháp thủ công mất nhiều thời gian ghi chép nhật ký tuần đường, báo cáo bằng văn bản. Phải mất cả 3-5 ngày các bộ phận chức năng mới biết được hư hỏng, có hướng khắc phục. Đến nay, với việc ứng dụng phần mềm này, tại hiện trường, công nhân tuần đường chỉ cần chụp ảnh, quay video gửi lên hệ thống, được cập nhật tức thì, chỉ trong 1 giờ đã có chỉ đạo khắc phục”, anh Hải nói và cho biết thêm: “Nếu phát hiện xe quá khổ, quá tải đang hoạt động trên đường hay ách tắc giao thông, chỉ cần gửi ảnh vào hệ thống, các đơn vị chức năng nhận được lệnh xử lý lập tức. Phần mềm này cũng cập nhật, tạo lập bản đồ số giao thông đầy đủ, chính xác, tự động lấy lại vị trí lý trình tại điểm kiểm tra thông qua GPS, giúp lãnh đạo kiểm tra, giao nhiệm vụ triển khai sửa chữa, kịp thời xử lý những hành vi vi phạm”.

"So với các nước phát triển, ngành Đường bộ ở Việt Nam còn khoảng cách khá lớn trong việc ứng dụng các yếu tố cốt lõi của Cách mạng công nghiệp 4.0. Tuy nhiên, ngành Đường bộ đã chủ động tiếp nhận và có những bước đi phù hợp trong ứng dụng công nghệ để từng bước nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả quản lý, sử dụng các nguồn lực trong công tác quản lý, vận hành khai thác, bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ”.

Ông Nguyễn Văn Huyện
Tổng cục trưởng
Tổng cục Đường bộ VN

Ông Nguyễn Hữu Quế, Giám đốc Sở GTVT Gia Lai cho rằng, phần mềm trực tuyến này giúp đáp ứng yêu cầu sửa chữa, phòng ngừa kịp thời trong bảo trì đường bộ, hư hỏng nhỏ mặt đường mới phát sinh, tránh hư hỏng lan rộng, tốn kém thêm chi phí. Thông tin luôn được cập nhật tức thời, dữ liệu quản lý tập trung. Từ số liệu ở hiện trường gửi về, lãnh đạo Sở dễ dàng truy cập trên máy tính hoặc trên điện thoại di động của mình các sự cố đột biến xảy ra trên hiện trường để giao cho các đơn vị bảo trì, sửa chữa.

“Trước đây, việc trao đổi thông tin giữa các bộ phận từ khâu kiểm tra tại thực địa, lập phiếu yêu cầu công việc đến giao việc cho đơn vị sửa chữa cũng như kiểm tra sau sửa chữa chủ yếu vẫn theo phương pháp truyền thống, dẫn đến chất lượng công tác bảo trì đường bộ chưa đáp ứng yêu cầu thực tế”, ông Quế nói và khẳng định: “Khi áp dụng phần mềm, tính tương tác giữa người trực tiếp tại hiện trường là tuần đường, nhà thầu quản lý tuyến đường và chủ đầu tư được nhanh chóng. Qua vài thao tác từ công ty đến Sở GTVT đều biết sự việc và đưa ra hướng xử lý, cũng như báo cáo kết quả triển khai”.

Là đơn vị quản lý gần 1.000km đường của thành phố và quốc lộ ủy thác, ông Nguyễn Đức Giang, Phó giám đốc Ban Duy tu hạ tầng các công trình giao thông Hà Nội cho biết, phần mềm này giúp nâng cao chất lượng quản lý nhân sự, đúng người, đúng việc, đúng trách nhiệm. Phần mềm tích hợp cả chức năng quay phim thì tuần đường không thể “gian dối” được.

Cần thống nhất chuẩn chung

Đánh giá về khả năng áp dụng đại trà, ông Nguyễn Hữu Quế cho biết, chi phí cho công nghệ này không lớn nhưng mang lại hiệu quả cao, hư hỏng sửa chữa phòng ngừa kịp thời. Phần mềm cũng giúp quản lý được lao động. Tuần đường phải đi tuyến mới có hình ảnh chuyển lên hệ thống để báo cáo theo lộ trình quy định, tránh tình trạng không đi nhưng vẫn báo đã đi rồi, dẫn đến số liệu không trung thực.

“Công nghệ này hoàn toàn có khả năng nhân rộng đại trà. Bắt đầu từ năm 2018, khi tổ chức đấu thầu bảo dưỡng thường xuyên, Sở sẽ quy định đây là 1 trong các tiêu chí bắt buộc trong đấu thầu, nhà thầu nào đủ điều kiện mới được tham dự đấu thầu”, ông Quế khẳng định.

Ở góc độ khác, ông Trần Văn Vương, Trưởng phòng Quản lý kết cấu hạ tầng và ATGT, Sở GTVT Lạng Sơn lại cho rằng, tuy đã có nhiều Sở triển khai nhưng phần mềm lại không đồng nhất.

“Cần thống nhất một hệ thống cơ sở dữ liệu chung trên toàn quốc. Sau đó, Tổng cục Đường bộ VN phân quyền cho các địa phương quản lý bao gồm cả quốc lộ ủy thác và đường địa phương, tránh trường hợp mỗi Sở một “phách”, sử dụng phần mềm khác nhau như hiện nay. Sau này, khi muốn thống nhất chuẩn kết nối sẽ rất khó và lãng phí”, ông Vương nói.

Giải thích băn khăn này, ông Tô Nam Toàn, Vụ trưởng Vụ Khoa học công nghệ - Môi trường và Hợp tác quốc tế (Tổng cục Đường bộ VN) cho biết, bản đồ số cũng tương tự như bản đồ nền nhưng dữ liệu đã được số hóa theo từng lớp khác nhau. Từng lớp dữ liệu của các địa phương sẽ được “lắp ghép” lên bản đồ này. Ở mức độ tổng thể, nếu Tổng cục lắp ghép tốt sẽ có được bức tranh giao thông của cả nước. Các Sở GTVT hiện nay đang sử dụng nhiều phần mềm khác nhau như: Mobiwork, Govone, GovOne, CityWork.

“Tổng cục đã thống nhất chuẩn chung về khung cơ sở dữ liệu tài sản kết cấu hạ tầng đường bộ với các địa phương để sau này khi triển khai đại trà phần mềm được thống nhất toàn quốc và được kết nối đồng nhất với hệ thống dữ liệu của Tổng cục Đường bộ VN ”, ông Toàn khẳng định.

Trao đổi với Báo Giao thông, ông Nguyễn Văn Huyện, Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ VN cho biết, đến nay đã có 16 Sở GTVT áp dụng công nghệ bản đồ số và di động trong công tác quản lý, giám sát bảo trì đường bộ. Đây là phần mềm có tính năng giao việc, kiểm soát tiến độ, chất lượng công việc bảo trì đường bộ, hỗ trợ thu thập thông tin, nắm bắt kịp thời các sự cố đột xuất xảy ra trên tuyến đường để đưa ra phương án xử lý kịp thời. “Tổng cục Đường bộ VN đề nghị các Sở GTVT đã áp dụng công nghệ đánh giá ưu, nhược điểm trong quá trình thực hiện. Đối với các Cục Quản lý đường bộ, các Sở GTVT chưa áp dụng, Tổng cục cũng đề nghị tìm hiểu về tính khả thi của công nghệ khi áp dụng tại đơn vị mình”, ông Huyện nói. 

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.