Tư vấn

Sức mạnh chiến đấu cơ F-16 Mỹ có thể bán cho Việt Nam

09/06/2015, 08:20
image

Một số trang mạng Trung Quốc có bài phân tích, lo ngại trước việc Việt Nam có thể mua máy bay F-16 của Mỹ...

1.1
Máy bay F-16 của Mỹ

Thời gian qua, khi những thông tin việc Mỹ gỡ bỏ một phần lệnh cấm vận vũ khí đối với Việt Nam, các bài phân tích của truyền thông Trung Quốc cho rằng, nếu Việt Nam mua được F-16 kể cả là cũ từ Mỹ sẽ tạo ra ưu thế vượt trội so với J-15 hay Su-30MK2 của Trung Quốc.

Lâu nay, TQ thường vỗ ngực quảng bá rằng các vũ khí do họ sản xuất có tính năng ngang ngửa thậm chí vượt trội so với vũ khí của Nga hoặc Mỹ, nhưng khi đề cập đến những vũ khí Mỹ có thể bán cho Việt Nam, trong đó có F-16C/D thì Trung Quốc cũng không khỏi giật mình lo sợ.

Mặc dù, F-16 là hàng cũ nhưng khi được tân trang sẽ có sức mạnh vượt trội và đóng vai trò xoay chuyển tương quan về lực lượng không quân ở biển Đông.

Để làm rõ thực hư vấn đề này, trước hết chúng ta thử so sánh tương quan về tính năng kỹ chiến thuật giữa Su-30MK2 và F-16C/D.

2.1
 

Su-30MK2 là tiêm kích đa năng hạng nặng, 2 động cơ phản lực, trọng lượng cất cánh tối đa 35 tấn, do 2 phi công điều khiển, có thể dùng để chiếm ưu thế trên không, phòng không, tuần tra, hộ tống, tấn công các mục tiêu trên mặt đất, mặt biển,…

Tốc độ bay tối đa của Su-30MK2 đạt 2.120 km/h, tầm hoạt động 3.000 km và có thể lên đến hơn 8.000 km khi được tiếp nhiên liệu trên không, trần bay 17.300 m.

Còn F-16 là nguyên bản là tiêm kích hạng nhẹ do 1 phi công điều khiển với 1 động cơ, có nhiệm vụ ngăn cản máy bay địch bảo vệ không phận.

Những phiên bản sau chuyển thành chiến đấu cơ đa năng sử dụng trong mọi thời tiết có trọng lượng cất cánh 20 tấn. F-16 có thể đạt tốc độ tối đa lên tới 2.410 km/h, tầm tác chiến trên 550 km và trần bay cao trên 15.000 m.

Đặc biệt nhất, F-16 là máy bay chiến đấu đầu tiên dùng hệ điều khiển “fly by wire” hay còn gọi là “bay bằng dây”.

Với phương pháp “fly by wire”, máy tính nhận lệnh thi hành, sẽ điều chỉnh thích hợp mọi điều kiện của máy bay theo ý phi công và tạo ổn định với tình trạng mới không cần thêm sự can thiệp khác.

F-16 được đánh giá cao nhờ thiết bị điện tử và hệ thống vũ khí hiện đại

Được sản xuất từ nửa cuối những năm 1970, cho tới nay F-16 không ngừng được nâng cấp và được trang bị các trang thiết bị điện tử, các bộ cảm biến và tên lửa hiện đại. Đã có hơn 4.500 chiếc F-16 được đưa vào hoạt động với 26 quốc gia sử dụng.

Su-30 bay thử lần đầu tiên năm 1989 và bắt đầu đưa vào sử dụng từ 1996. Đến nay đã có hơn 420 máy bay được sản xuất và còn tiếp tục với nhiều phiên bản thích hợp với những nhiệm vụ khác nhau của không quân, hải quân hay bộ binh.

Với sự tương quan của các thông số như trên thì rõ ràng F-16 có thể giành chiến thắng trong cuộc đối đầu trên không trước Su-30MK2. Điều này đã được các chuyên gia Nga thừa nhận.

F-16 là một máy bay chiến đấu chủ lực của Mỹ, đi kèm với nó là các loại tên lửa và hệ thống radar, tác chiến điện tử… hiện đại, cùng với giá thành rẻ, hệ thống điện tử tiên tiến và đặc biệt, F-16 được coi như một vũ khí đầy “bí ẩn” với Trung Quốc.

3.1
Nghĩa địa máy bay F-16 của Mỹ

Hiện tại hàng trăm chiếc F-16 ở nghĩa địa máy bay Davis-Monthan của Mỹ vẫn còn hoạt động tốt.

Bộ Ngoại giao Mỹ đã nói rõ khi công bố việc dỡ bỏ một phần lệnh cấm vận vũ khí đối với Việt Nam là trước mắt, có thể chuyển giao những thiết bị đảm bảo an ninh hàng hải và sẽ xem xét trong từng trường hợp cụ thể.

Tuy nhiên, truyền thông Trung Quốc đã bỏ quên chi tiết quan trọng, đó là với một loại vũ khí như máy bay chiến đấu, phụ thuộc rất nhiều vào bản lĩnh và trình độ của phi công và điều này thì Không quân Việt Nam đã chứng tỏ được qua cuộc chiến trên bầu trời miền Bắc với một lực lượng không quân hùng hậu nhất thế giới của Mỹ.

Video cận cảnh máy bay chiến đấu F-16 Fighting Falcon:

 Nguồn video: YouTube

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.